Hỏi đáp

Dạ bác sĩ, em bị viêm lộ tuyến rộng, đã đến bệnh viện làm IVF đã tạo được 2 top phôi ngày 5 thì tỉ lệ thành công cao không ạ? Chu kỳ sau em canh niêm mạc có cần đặt thuốc viêm không ạ, em vừa sạch kinh được 5 ngày, mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.
TRẢ LỜI:
ThS.BS Vũ Hồng Liên – Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản giải đáp: Chào bạn, nếu viêm lộ tuyến của bạn không quá rộng thì bác sĩ vẫn có thể xem xét để bạn canh niêm mạc để chuyển phôi được. Nhưng khi viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ làm tử cung tăng tiết […]

ThS.BS Vũ Hồng Liên – Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản giải đáp:

Chào bạn, nếu viêm lộ tuyến của bạn không quá rộng thì bác sĩ vẫn có thể xem xét để bạn canh niêm mạc để chuyển phôi được. Nhưng khi viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ làm tử cung tăng tiết hơn bình thường có thể gây viêm (nhiễm khuẩn), khi mang thai sẽ khiến bạn có thêm nguy cơ bị rỉ ối có thể sinh non do bị viêm dẫn tới cổ tử cung bị ngắn. Sau khi chuyển phôi nên thăm khám phụ khoa định kỳ có thể là 3 tháng (hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ) để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Đối với những phôi bạn có sẽ có tiên lượng tốt để chuyển phôi nên ngày 2 chu kỳ kinh bạn sẽ đến bệnh viện để chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi.

Em chào bác sĩ ạ, em bị suy giáp về bình rồi ạ. Hôm qua mới chuyển phôi xong, bác sĩ cho em hỏi bảo giờ đi test TSH lại ạ?
TRẢ LỜI:
BS CKI Nguyễn Liên Hiệp – Chuyên khoa Sản phụ khoa giải đáp: Chào bạn, khi bạn đã về bình giáp thì thông thường các bác sĩ nội tiết sẽ khuyên khoảng 4 tuần đi kiểm tra lại. Sau khi chuyển phôi, thì khoảng 2 tuần sau bạn xét nghiệm có beta HCG (hoocmon thai […]

BS CKI Nguyễn Liên Hiệp – Chuyên khoa Sản phụ khoa giải đáp:

Chào bạn, khi bạn đã về bình giáp thì thông thường các bác sĩ nội tiết sẽ khuyên khoảng 4 tuần đi kiểm tra lại. Sau khi chuyển phôi, thì khoảng 2 tuần sau bạn xét nghiệm có beta HCG (hoocmon thai nghén) khi có thai thì bạn nên đi kiểm tra về tuyến giáp là thời điểm tốt để đi kiểm tra.

Em chào bác sĩ, chồng em có đi xét nghiệm và được chẩn đoán bị bệnh klinefelter, vợ chồng em có thả và mong con 2 năm nay rồi. Em xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp vợ chồng em sớm có con ạ.
TRẢ LỜI:
Ths.Bs Đinh Hữu Việt – Trưởng khoa Nam học giải đáp: Chào bạn, bệnh klinefelter là loại nguyên nhân không có tinh trùng chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nam giới vô sinh. Gần như nếu ở thể thuẩn, thường xuất tinh không có tinh trùng sẽ thực hiện mổ MicroTESE kết hợp hỗ trợ […]

Ths.Bs Đinh Hữu Việt – Trưởng khoa Nam học giải đáp:

Chào bạn, bệnh klinefelter là loại nguyên nhân không có tinh trùng chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nam giới vô sinh. Gần như nếu ở thể thuẩn, thường xuất tinh không có tinh trùng sẽ thực hiện mổ MicroTESE kết hợp hỗ trợ sinh sản IVF tại bệnh viện đã thực hiện cho hơn 200 trường hợp có tỉ lệ thành công trên 50% vậy nên bạn nên thăm khám để bác sĩ tư vấn chồng bạn mổ MicroTESE và thực hiện IVF để có thể có con sớm nhé.

Chào bác sĩ, em năm nay 29 tuổi đã có 2 bé sinh mổ, dạo gần đây chu kỳ kinh của em vẫn đều nhưng lượng kinh ra ít hẳn, chỉ 2 ngày là hết, ngày thứ 3 sạch hoàn toàn. Em đang muốn thả để có bé thứ 3 nhưng mãi chưa có. Em đang rất lo lắng, có phải em bị ít trứng sớm nên lượng kinh ra ít phải không ạ? Bác sĩ tư vấn cho em nhé ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
TRẢ LỜI:
BS.CKI Lê Hoàng – Chuyên khoa Sản phụ khoa giải đáp: Theo nhưng bạn chia sẻ, phán đoán của bác sĩ bạn không bị hở sẹo vì thường hở sẽ có hiện tượng rong kinh, còn bạn vẫn có kinh. Về vấn đề kinh nguyệt, có thể bạn đang so sánh với kinh nguyệt trước […]

BS.CKI Lê Hoàng – Chuyên khoa Sản phụ khoa giải đáp:

Theo nhưng bạn chia sẻ, phán đoán của bác sĩ bạn không bị hở sẹo vì thường hở sẽ có hiện tượng rong kinh, còn bạn vẫn có kinh. Về vấn đề kinh nguyệt, có thể bạn đang so sánh với kinh nguyệt trước đây của mình và thấy lượng ít hơn, số ngày ít hơn. Ngoài ra, bạn có thể xem lại lối sống có căng thẳng không, áp lực công việc, cuộc sống cũng có làm kinh nguyệt của mình ít hơn nên không hoàn toàn do ít trứng đi sẽ ảnh hưởng kinh nguyệt. Hoặc có thể liên quan đến các bệnh lý ngoại khoa khác như tiểu đường, huyết áp,…và sử dụng thuốc điều trị bệnh lý này nên bạn cần đến bệnh viện thăm khám tổng quát để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

Em có triệu chứng ngứa, đau rát vùng kín nhưng em không đi khám vì ngại. Sau khi mua thuốc phụ khoa về sử dụng thì thấy đỡ nhưng cứ khoảng 10 ngày tại tái diễn.
TRẢ LỜI:
Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ cho biết em bị viêm lộ tuyến tử cung. Bệnh nhân rất hoang mang bởi bản thân chưa quan hệ tình dục lần nào nhưng lại bị viêm lộ tuyến. Bác sĩ CKI Nguyễn Liên Hiệp, chuyên khoa Sản phụ khoa chia sẻ: Viêm lộ tuyến tử cung […]

Khi đi khám phụ khoa, bác sĩ cho biết em bị viêm lộ tuyến tử cung. Bệnh nhân rất hoang mang bởi bản thân chưa quan hệ tình dục lần nào nhưng lại bị viêm lộ tuyến.

Bác sĩ CKI Nguyễn Liên Hiệp, chuyên khoa Sản phụ khoa chia sẻ:

Viêm lộ tuyến tử cung có thể gặp ở người chưa quan hệ tình dục. Sau khi dậy thì và vào tuổi sinh sản, cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển dưới ảnh hưởng của estrogen, làm cho cổ tử cung to lên, kênh cổ tử cung bị kéo dài ra.

Quá trình này dẫn tới việc biểu mô trụ nằm ở kênh cổ bị kéo ngược về phía ngoài cổ tử cung và được gọi là lộ tuyến cổ tử cung. Thông thường, lộ tuyến cổ tử cung kéo dài từ giai đoạn dậy thì đến thời điểm quanh mãn kinh, do sự sụt giảm của estrogen và độ pH của âm đạo.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung được hiểu là lộ tuyến cổ tử cung có kèm theo viêm nhiễm âm đạo, gây ra các triệu chứng ngứa, bỏng rát, tiết dịch khó chịu ở âm đạo. Thông thường, viêm lộ tuyến tử cung sẽ tiến triển theo 3 cấp độ.

Cấp độ 1 là ở giai đoạn đầu của bệnh, tế bào tuyến chỉ mới phát triển ra ngoài nên phần diện tích tổn thương của cổ tử cung chiếm tỷ lệ nhỏ. Tình trạng viêm nhiễm cũng chưa lan rộng, khó nhận biết, ví dụ như khí hư ra nhiều, kèm theo bọt, màu sắc dịch âm đạo thay đổi có màu trắng đục, vàng hoặc xanh.

Ngoài ra còn có thể bị ngứa và ngửi thấy mùi hôi tanh ở vùng kín. Vì những biểu hiện trên nên nhiều người không đi khám phụ khoa ngay, để bệnh tăng lên cấp độ 2, cấp độ 3.

Ở cấp độ 2, diện tích cổ tử cung bị tổn thương đã lan rộng, khí hư tiết ra một cách bất thường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Khi bệnh tiến triển đến cấp độ 3 thì tình trạng viêm nhiễm đã lan rộng, các triệu chứng bắt đầu có xu hướng nặng hơn, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi vì luôn phải chịu những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới.

Lúc này, quá trình tiểu tiện cũng trở nên khó khăn, người bệnh đi tiểu nhiều lần và có thể bị tiểu buốt, rối loạn kinh nguyệt…, viêm lộ tuyến cổ tử cung nói riêng hay viêm nhiễm đường sinh dục nói chung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Do khi viêm nhiễm sẽ làm thay đổi độ pH của môi trường âm đạo, ảnh hưởng đến sự xâm nhập của tinh trùng vào kênh cổ tử cung. Nếu viêm âm đạo, cổ tử cung không được điều trị có thể dẫn đến viêm phần phụ, gây dính tắc, ứ dịch, ứ mủ vòi tử cung, áp xe phần phụ, viêm dính tiểu khung, làm ngăn cản sự thụ tinh và làm tổ của phôi, dẫn đến vô sinh.

Nếu viêm nhiễm đường sinh dục trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây nên tình trạng sẩy thai, sinh non. Do đó, phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị viêm nhiễm đường sinh dục.

Chào bác sĩ, liệu ăn đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục hay không?
TRẢ LỜI:
ThS.BS Phạm Minh Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Y học giới tính Hà Nội giải đáp: Như chúng ta biết, đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt, magiê và vitamin B. Đây đều là các dưỡng chất tốt cho sức khoẻ tổng thể […]

ThS.BS Phạm Minh Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Y học giới tính Hà Nội giải đáp:

Như chúng ta biết, đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt, magiê và vitamin B. Đây đều là các dưỡng chất tốt cho sức khoẻ tổng thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Đậu phụ rất giàu protein (thực vật) là một phần quan trọng của cơ thể, giúp duy trì sức khỏe cơ bắp và hormone tình dục. Canxi và magiê là khoáng chất quan trọng để duy trì sức khỏe xương và cơ bắp. Sắt giúp cung cấp oxy cho cơ thể, giúp duy trì sức khỏe và năng lượng. Các vitamin B, như vitamin B6 và B12, cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng tình dục và tăng cường năng lượng.

Trong đậu phụ chứa một loại phytoestrogen, gọi là isoflavone, một hợp chất tương tự như estrogen. Estrogen là hormone nữ giới, tác dụng đối lập với testosterol – hormone sinh dục nam. Chính vì vậy, nhiều người lo lắng ăn đậu phụ có thể ảnh hưởng đến hormone nam giới.

Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ isoflavone từ đậu phụ không làm tăng estrogen quá đáng kể ở nam giới. Do đó, ăn đậu phụ không gây suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới.