Hỏi đáp

Một cặp vợ chồng được coi là hiếm muộn – vô sinh khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng một biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thai.
Hiếm muộn có thể do nguyên nhân từ người chồng hoặc người vợ. Nói chung, khoảng 30% trường hợp nguyên nhân hiếm muộn là hoàn toàn do chồng, 30% nguyên nhân do vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Do đó, cả vợ và chồng đều phải có trách nhiệm đi khám để tìm nguyên nhân của tình trạng khó có con. Như trường hợp của bạn, bạn đã đi khám và bác sĩ kết luận bình thường thì bạn có thể yên tâm phần nào. Việc cần làm bây giờ là nên động viên chồng bạn đi kiểm tra sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe sinh sản. Trường hợp vợ chồng bạn chưa có con có thể do 2 nguyên nhân: Một là nguyên nhân xuất phát từ phía chồng bạn, hai là do cả hai có “quan hệ” không đúng thời điểm thuận lợi để thụ thai.
Cũng có trường hợp cả hai vợ chồng đều bình thường về phương diện sinh sản, nhưng tinh trùng người chồng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ, làm cho tinh trùng bị chết và không đi vào đường sinh dục nữ được. Trường hợp này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sau giao hợp: bác sĩ sẽ lấy chất nhầy ở cổ tử cung người vợ vài giờ sau giao hợp để xem sự di động và khả năng sống của tinh trùng.
Vì vậy, chồng bạn nên đi khám để biết nguyên nhân chính xác do đâu và có hướng khắc phục kịp thời.
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở nam giới có thể bao gồm: không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu, tinh trùng bị dị dạng. Các vấn đề này có thể được chẩn đoán khi làm xét nghiệm về tinh dịch (thường gọi là tinh dịch đồ). Ngoài ra, nam giới có thể hiếm muộn do bị bất lực, xuất tinh sớm hay xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).
Sau khi đi khám và được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hoặc điều chỉnh lối sống để sớm có em bé, vợ chồng bạn nên tuân thủ đúng như lời khuyên của bác sĩ.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!

Có thể 3 – 4 chu kỳ uống clomid và 3-4 chu kỳ sử dụng thuốc tiêm mà chưa có thai. Tuy nhiên còn tùy trường hợp cụ thể về tuổi tác và bệnh lý…, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sỹ để được tư vấn cụ thể!

Chào Thanh Mai!
Theo tâm sự của bạn thì các bạn bị vô sinh tiên phát. Vì vô sinh là tình trạng mà cặp vợ chồng không có thai sau một năm chung sống, quan hệ tình dục không hề sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.
Xét nghiệm của hai vợ chồng là bình thường, nhưng tôi không được biết kết quả gồm nội tiết tố sinh dục của vợ, kết quả siêu âm ngày thứ hai chu kỳ. giữa chu kỳ, giai đoạn phóng noãn đánh giá nang noãn trưởng thành, AMH… để đánh giá dự trữ buồng trứng. Đồng thời bạn có vòng kinh kéo dài 2-3 tháng nhưng lại không mô tả màu sắc kinh nguyệt đỏ tươi hay đỏ thẫm. Nếu vòng kinh kéo dài 2-3 tháng (60-90 ngày một chu kỳ), siêu âm có nhiều nang kích thước 10-12 mm, xét nghiệm testosterone tăng cao…thì có thể bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh lý này có thể điều trị nội khoa, dùng thuốc hoặc phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng; hoặc thụ tinh nhân tạo – kích thích nang noãn và bơm tinh trùng của chồng – sau lọc rửa vào buồng tử cung (khoảng 3 chu kỳ). Nếu chưa có kết quả, có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Như chúng ta đã biết: Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên trung bình 2-3 lần/ tuần và không dùng biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không có thai. Nếu vợ chồng bạn ở trường hợp này hoặc tuổi không còn trẻ hoặc muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản sớm thì nên đi khám sớm sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình điều trị sau này.
Một trong những nguyên tắc thăm dò chẩn đoán và điều trị vô sinh đó là sự cần thiết gặp đầy đủ cả vợ và chồng để hỏi bệnh sử, khám và xét nghiệm song song. Dù một nguyên nhân đã được thấy rõ ràng vẫn cần phải khám và làm đầy đủ các xét nghiệm khác vì hầu hết các trường hợp hiếm muộn đều có thể có nhiều hơn một nguyên nhân.
Nguyên nhân vô sinh có thể do vợ (khoảng 40%), do chồng (khoảng 40%), do cả hai (10%) hoặc không rõ nguyên nhân (10%). Vì vậy việc khám chẩn đoán và điều trị hiếm muộn cần sự hợp tác và cố gắng của hai vợ chồng.
Đối với người vợ: Có 2 thời điểm đi khám:
- Sạch kinh từ 2 – 5 ngày (tức từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh): Người vợ sẽ được cho làm các xét nghiệm cơ bản, khám phụ khoa, chụp tử cung vòi trứng ,…
- Đang có kinh ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh: Người vợ được đánh giá dự trữ buồng trứng thông qua xét nghiệm Nội tiết tố sinh dục, siêu âm đếm nang thứ cấp, AMH.
Đối với người chồng:
Kiêng xuất tinh từ 3 – 7 ngày để kiểm tra tinh dịch đồ, đây là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể xét nghiệm cơ bản, kiểm tra Nội tiết tố sinh dục.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn vợ chồng bạn làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân và định hướng điều trị cho vợ chồng bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Thân!

Chào em,
Vô sinh nam chiếm khoảng 40% trường hợp vô sinh hiếm muộn, trong đó bất thường về tinh trùng là nguyên nhân phổ biến nhất. Cụ thể các trường hợp bất thường về tinh dịch đồ có thể gặp như vô tinh, thiểu tinh, tinh trùng di dạng…, trong đó không có tinh trùng là một vấn đề hay gặp nhất.
Trong cơ quan sinh dục nam giới, tinh hoàn là nơi sản xuất tinh trùng. Sau khi được phân chia và biệt hóa từ tinh nguyên bào, tinh trùng sẽ di chuyển qua hệ thống ống mào tinh và ống dẫn tinh rồi lưu trữ trong túi tinh trước khi được phóng ra bên ngoài khi quan hệ tình dục. Thuật ngữ không có tinh trùng được coi như là không có tinh trùng trong tinh dịch. Chúng ta cần phân biệt với những trường hợp như xuất tinh ngược và không xuất tinh.
Không có tinh trùng trong tinh dịch (azoospermia) được chia thành 2 nhóm. Thứ nhất là azoo do đường dẫn, chẳng hạn như tắc ống dẫn tinh, tắc ống mào tinh, không có ống dẫn tinh bẩm sinh… Thứ hai là azoo do tinh hoàn, chẳng hạn như suy tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, một số rối loạn nhiễm sắc thể…
Để xác định nguyên nhân không có tinh trùng, nam giới cần được kiểm tra tinh dịch đồ ít nhất 2 lần và mẫu tinh dịch đồ sau ly tâm rồi soi dưới kính hiển vi. Nếu không phát hiện tinh trùng trong tinh dịch thì có thể kết luận là bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch.
Sau khi kết luận một bệnh nhân không có tinh trùng, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm như kiểm tra nội tiết tố sinh dục nam, di truyền (ở các trường hợp bất thường di truyền) để định hướng nguyên nhân vô tinh bắt nguồn từ đâu. Có 2 khả năng: 2 tinh hoàn không sản xuất tinh trùng hoặc 2 tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng bình thường nhưng đường dẫn có vấn đề.
Trường hợp thứ nhất nguyên nhân nằm ở tinh hoàn (hệ thống dẫn tinh vẫn bình thường nhưng hai tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng), bệnh nhân sẽ được chỉ định là thủ thuật tìm tinh trùng bên trong tinh hoàn như chọc hút tinh hoàn qua da, sinh thiết tinh hoàn qua vi phẫu để tìm tinh trùng. Nếu có tinh trùng, bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn làm hỗ trợ sinh sản. Nếu kết quả không thấy tinh trùng, bệnh nhân sẽ được tư vấn xin tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng để thực hiện các biện pháp hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho người vợ.
Trường hợp thứ hai nguyên nhân nằm ở đường dẫn (2 tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng bình thường nhưng hệ thống dẫn tinh trùng có vấn đề), bệnh nhân sẽ được chỉ định chọc hút mào tinh hoàn để tìm tinh trùng hay tìm tinh trùng bên trong đường dẫn tinh. Sau đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm. Một số ít trường hợp có thể được tư vấn phẫu thuật khôi phục hệ thống dẫn tinh như nối ống dẫn tinh hay nối ống dẫn tinh mào tinh rồi sau đó theo dõi tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chưa cao và thời gian chờ đợi của bệnh nhân lâu.
Em muốn có con thì việc cần làm hiện nay là đến bệnh viện có chuyên khoa Nam học hoặc Hiếm muộn khám và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân dẫn đến không có tinh trùng. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn hướng khắc phục và phương pháp điều trị cụ thể phù hợp.
Thân ái!
Bs CkII. Nguyễn Khắc Lợi
Giám đốc
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

Một cặp vợ chồng được coi là hiếm muộn – vô sinh khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng một biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thai.
Hiếm muộn có thể do nguyên nhân từ người chồng hoặc người vợ. Nói chung, khoảng 30% trường hợp nguyên nhân hiếm muộn là hoàn toàn do chồng, 30% nguyên nhân do vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Do đó, cả vợ và chồng đều phải có trách nhiệm đi khám để tìm nguyên nhân của tình trạng khó có con. Như trường hợp của bạn, bạn đã đi khám và bác sĩ kết luận bình thường thì bạn có thể yên tâm phần nào. Việc cần làm bây giờ là nên động viên chồng bạn đi kiểm tra sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe sinh sản. Trường hợp vợ chồng bạn chưa có con có thể do 2 nguyên nhân: Một là nguyên nhân xuất phát từ phía chồng bạn, hai là do cả hai có “quan hệ” không đúng thời điểm thuận lợi để thụ thai.
Cũng có trường hợp cả hai vợ chồng đều bình thường về phương diện sinh sản, nhưng tinh trùng người chồng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ, làm cho tinh trùng bị chết và không đi vào đường sinh dục nữ được. Trường hợp này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sau giao hợp: bác sĩ sẽ lấy chất nhầy ở cổ tử cung người vợ vài giờ sau giao hợp để xem sự di động và khả năng sống của tinh trùng.
Vì vậy, chồng bạn nên đi khám để biết nguyên nhân chính xác do đâu và có hướng khắc phục kịp thời.
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở nam giới có thể bao gồm: không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu, tinh trùng bị dị dạng. Các vấn đề này có thể được chẩn đoán khi làm xét nghiệm về tinh dịch (thường gọi là tinh dịch đồ). Ngoài ra, nam giới có thể hiếm muộn do bị bất lực, xuất tinh sớm hay xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).
Sau khi đi khám và được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hoặc điều chỉnh lối sống để sớm có em bé, vợ chồng bạn nên tuân thủ đúng như lời khuyên của bác sĩ.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Bác sỹ Phạm Văn Hưởng – Bác sỹ chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn – Trưởng khoa khám bệnh