Mãn kinh nghe có vẻ đáng sợ, nhưng sự thật là giai đoạn tiền mãn kinh mới là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với phụ nữ. Trong thời kỳ này, những thay đổi về hormone gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên, thay vì lo lắng khi giai đoạn này đến, bạn hoàn toàn có thể chủ động kéo dài tuổi thanh xuân và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tiền mãn kinh, Mãn kinh
- Tiền mãn kinh là gì:
- Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh, tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường dễ bỏ qua các dấu hiệu sức khỏe quan trọng trong thời kỳ này. Thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài cho đến khi buồng trứng ngừng hoàn toàn việc giải phóng trứng.
Trong giai đoạn này, nồng độ hormone Estrogen trong cơ thể bắt đầu giảm dần, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe. Đặc biệt, vào khoảng 1-2 năm cuối của tiền mãn kinh, sự sụt giảm Estrogen diễn ra nhanh hơn, dẫn đến các triệu chứng rõ rệt hơn.
- Mãn kinh là gì:
- Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra khi nồng độ estrogen giảm, là tình trạng hết hẳn kinh nguyệt vĩnh viễn do sự suy giảm sinh lý, tự nhiên và không hồi phục của hoạt động buồng trứng.
Tuổi mãn kinh tự nhiên trung bình khoảng 45-55, trước 40 tuổi được xem là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi được xem là mãn kinh muộn. Hiện tượng mãn kinh là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng.
- Phân loại
- Mãn kinh tự nhiên: là tình trạng chấm dứt kinh nguyệt vĩnh viễn do sự ngưng hoạt động của buồng trứng, là tình trạng vô kinh liên tục sau 12 tháng mà không có bất kỳ một nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý nào.
- Mãn kinh nhân tạo: là tình trạng chấm dứt vĩnh viễn kinh nguyệt sau khi cắt bỏ cả hai buồng trứng (có hoặc không có cắt bỏ tử cung) hoặc cắt bỏ các chức năng buồng trứng (do điều trị hóa chất, xạ trị).
- Tùy cơ địa cũng như sức khỏe mà mỗi người phụ nữ sẽ trải qua những thay đổi khác nhau về sức khỏe cũng như độ tuổi xuất hiện các dấu hiệu. Có người bắt đầu thời kỳ này từ 30 – 40 tuổi nhưng lại có người chỉ 60 tuổi mới bước vào thời kỳ mãn kinh quá.
Một số dấu hiệu bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt và sinh sản
- Chu kỳ kinh bất thường.
- Khả năng sinh sản giảm.
- Triệu chứng về thể chất
- Xuất hiện các cơn bốc hỏa khiến cho nữ giới có cảm giác mặt nóng bừng bừng.
- Hay đổ mồ hôi trộm buổi đêm.
- Giấc ngủ bị rối loạn.
- Tim đập nhanh.
- Nhức đầu.
- Đau nhức khớp, cơ và xương.
- Tăng cân.
- Rụng tóc hoặc tóc mỏng.
- Thay đổi về sức khỏe sinh dục
- Âm đạo có nhiều biến đổi.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Thay đổi về tâm lý và trí nhớ
- Thay đổi về tính khí và vẻ bề ngoài.
- Khó tập trung hoặc suy giảm, mất trí nhớ tạm thời.
- Dấu hiệu
- Nguyên nhân gây mãn kinh sớm
- Mãn kinh sớm chiếm tỷ lệ khoảng 5% đến 10% số phụ nữ có triệu chứng vô kinh thứ phát. Ước tính có khoảng 0,3% đến 0,9% phụ nữ bị mãn kinh sớm.
- Trung tâm Y học Giới tính còn ghi nhận có một số trường hợp mới chỉ 25-27 tuổi đã gặp phải các dấu hiệu điển hình. Một số yếu tố tác động như:
- Hút thuốc lá: với những phụ nữ hút thuốc lá, thời kỳ tiền mãn kinh có thể đến sớm hơn 1 – 2 năm so với người không hút thuốc lá.
- Lịch sử gia đình. Phụ nữ có xu hướng xuất hiện thời kỳ mãn kinh khoảng cùng tuổi với mẹ và chị em của họ, mặc dù mối liên hệ giữa lịch sử gia đình và tuổi mãn kinh vẫn không thuyết phục.
- Không sinh em bé. Một số nghiên cứu cho thấy không có em bé có thể đóng góp vào thời kỳ mãn kinh sớm.
- Hóa xạ trị: Những liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị… có thể gây ra các triệu chứng mãn kinh ngay sau quá trình điều trị. Thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra song song với thời kỳ tiền mãn kinh trong khoảng vài tháng đến vài năm trước khi xảy ra mãn kinh thực sự.
- Suy buồng trứng sớm: Buồng trứng là cơ quan đảm nhận vai trò nuôi dưỡng trứng trưởng thành rồi phóng thích trứng, kết hợp với tinh trùng để diễn ra quá trình thụ thai. Tương tự như các cơ quan khác trong cơ thể, buồng trứng cũng sẽ bị lão hóa. Nếu buồng trứng không sản xuất đủ lượng hormone sinh sản bình thường do di truyền hoặc bệnh tự miễn dịch, thời kỳ mãn kinh sẽ đến sớm hơn.
- Các phương pháp điều trị
- Liệu pháp nội tiết ở phụ nữ mãn kinh
- Nguyên nhân chính của các rối loạn tuổi mãn kinh là sự giảm estrogen buồng trứng. Vì người phụ nữ sau mãn kinh còn sống nhiều năm nữa nên cần điều trị nội tiết thay thế nếu có nhu cầu. Người ta gọi là “Liệu pháp nội tiết thay thế” là cách dùng estrogen có kết hợp hay không với progestogen để bù vào nguồn estrogen nội sinh bị thiếu hụt [6].
- Các phương pháp điều trị
- Liệu pháp estrogen và liệu pháp estrogen phối hợp progestogen
Liệu pháp estrogen có hiệu quả trong việc cải thiện những triệu chứng mãn kinh như: rối loạn vận mạch, triệu chứng niệu dục, rối loạn giấc ngủ, cáu gắt, buồn chán và chứng đau xương khớp. Ngoài ra liệu pháp estrogen có thể phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ lớn tuổi và điều trị viêm teo âm đạo.
- Liệu pháp progestogen-estrogen: Một trong những mối quan tâm nhất về việc thay thế estrogen là sự xuất hiện của tăng sản nội mạc tử cung hoặc ung thư. Kết hợp estrogen-progestogen trị liệu làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung. Progestogen làm giảm số lượng các thụ thể estrogen ở các tế bào tuyến và mô đệm của nội mạc tử cung.
- Rối loạn vận mạch
Cơn bốc hỏa thường xảy ra tự nhiên mà không có tác nhân thúc đẩy, đặc biệt là chúng có khuynh hướng thường xuyên hơn và nặng nề hơn về ban đêm. Một số phụ nữ đã ghi nhận những yếu tố dẫn đến cơn bốc hỏa gồm có stress về tâm lý, thời tiết nóng ẩm, không gian hạn hẹp, dùng cà phê, rượu, những loại thực phẩm nhiều gia vị nhưng không có yếu tố nào được đánh giá một cách có hệ thống trên thử nghiệm lâm sàng.
Hiện nay sử dụng nội tiết tố liều thấp trong thời gian ngắn đạt được hiệu quả điều trị như giảm các triệu chứng rối loạn vận mạch, tuy nhiên phải điều chỉnh liều lượng thích hợp trên từng bệnh nhân và được đánh giá lại hàng năm.
- Triệu chứng niệu dục
Những triệu chứng như khô âm đạo, đau khi giao hợp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu gấp thì thường phổ biến ở phụ nữ hậu mãn kinh. Những triệu chứng này không kiểm soát được ở phụ nữ tăng lên theo tuổi tác.
Những thay đổi ở đường sinh dục bắt đầu vào tuổi mãn kinh, thường tiến triển dần trong vài năm. m hộ mất hầu hết collagen, mô mỡ và khả năng giữ nước, trở nên phẳng và mỏng. m đạo ngắn và hẹp, vách trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi hơn. m đạo tiết chất nhờn ít hơn và chậm hơn khi kích thích tình dục. Kết quả là âm đạo khô, đau khi giao hợp và dễ bị tổn thương cũng như nhiễm trùng. Bổ sung estrogen làm tăng sản biểu mô niệu đạo, bàng quang, tăng cung cấp máu, làm giảm teo khô niêm mạc âm đạo. Vì vậy sự ham muốn tình dục sẽ tăng lên.
- Liệu pháp không dùng nội tiết
- Bổ sung Phytoestrogen
Phytoestrogen là một estrogen thực vật có chức năng tương tự như hormon sinh dục nữ estrogen. Phytoestrogen có mặt ở trên 300 loài thực vật, trong đó đậu nành chứa nhiều phytoestrogen nhất. Phytoestrogen gồm có 3 nhóm chính:
- Isoflavon có trong đậu nành và một số đậu khác, có chứa daidzein, genistin, glycitin.
- Lignans được tìm thấy trong hầu hết ngũ cốc, rau, đậu và đặc biệt có hàm lượng cao trong cây lanh.
- Coumestan có trong hạt hướng dương, giá, đỗ.
- Bổ sung Vitamin E
- Vitamin E được ghi nhận trong điều trị bốc hỏa vào những năm 1940. Nghiên cứu cắt ngang vào năm 1998 trên 120 phụ nữ sử dụng viatamin E với 35 liều 800IU/ngày trong vòng 4 tuần thì nhận thấy rằng vitamin E đã làm giảm 1cơn bốc hỏa/ngày. Trong những năm gần đây, có những tranh luận về nguy cơ gây ung thư của vitamin E, tuy nhiên có báo cáo đã chứng minh rằng vitamin E không có nguy cơ gây ung thư
- Bổ sung Calcium và vitamin D
Phơi nắng có hiệu quả trong duy trì mức viatamin D trong huyết tương và có lẽ chỉ khi không chịu phơi nắng quá nhiều mới dẫn đến mức vitamin D huyết thanh bất thường. Những người già trong nhà suốt ngày và người được chăm sóc thường xuyên ở nhà có nguy cơ thiếu hụt vitamin D, đối với những người này nên bổ sung vitamin D 400UI/ngày. Mặc dù giảm vitamin D về cận lâm sàng có thể làm người già dễ bị gãy xương chậu như là do sự mất xương ở vỏ xảy ra sớm hơn, một lượng thừa vitamin D có thể có hại hơn nhiều vì nó gây ra tăng calci niệu và làm mất calci ở vỏ xương nhiều hơn [24]. Đối với phụ nữ mãn kinh, lượng calci cần thiết mỗi ngày khoảng 1200-1500mg.
Đối với phụ nữ sau 60 tuổi, để dự phòng loãng xương sau mãn kinh, lượng calci cần thiết mỗi ngày khoảng 1000 – 1200mg và bổ sung vitamin D khoảng 800 – 1000IU cho những người sống ở vùng thiếu ánh sáng mặt trời.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp giảm một số triệu chứng của mãn kinh cũng như thúc đẩy sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để hiểu rõ về lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của từng biện pháp. Việc này giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho sức khỏe và tình trạng cá nhân.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về mãn kinh là gì hay muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến giai đoạn này, hãy gọi ngay đến Hotline Trung tâm Y học Giới tính Hà Nội 0866249268. Tại đây, đội ngũ nhân viên y tế luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn để giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều bạn đang quan tâm, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình chăm sóc sức khỏe của mình.