20/11/2024
Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã tìm con, chưa bao giờ cô giáo Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, Ninh Bình) muốn bỏ cuộc, mặc cho suốt những năm tháng ấy chồng chị phải đi làm xa nhà, không có thời gian bên cạnh chăm sóc, động viên.
Nhưng chính sự yêu thương của gia đình và tình yêu chân thành từ phương xa của chồng đã giúp chị vượt qua mọi khó khăn cũng như định kiến xã hội, để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười, tiếng nói tíu tít của 3 nàng công chúa nhỏ đáng yêu.
“Em sẽ không bao giờ bỏ cuộc”
Tháng 6-2012, mối tình đẹp của cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên bước sang khởi đầu mới là một đám cưới hạnh phúc. Vì tính chất công việc, anh Thiên hay phải đi làm xa nên đôi vợ chồng trẻ ngày ấy mong muốn sớm có con để chị Giang có thêm niềm vui, vơi bớt nỗi cô đơn phải xa chồng. Mong ngóng là vậy nhưng sau nửa năm chưa thấy tin vui, tranh thủ những ngày anh Thiên được nghỉ phép, hai vợ chồng bắt đầu tìm đến những thang thuốc bắc, thuốc nam nhưng sau tất cả “tin vui” vẫn chưa về.
Cô giáo Bùi Thị Giang hạnh phúc bên 3 con gái.
Năm 2015, sau 11 tháng chờ chồng đi tàu viễn dương trở về, vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang quay lại hành trình tìm con ở khắp các bệnh viện lớn nhỏ. Nỗi mong mỏi con yêu đã quá lớn nên mặc dù thời điểm đó chưa có đủ điều kiện về kinh tế nhưng vợ chồng chị vẫn quyết tâm vay mượn khắp nơi để làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm).
Lần đầu tiên thực hiện IVF, ngỡ tưởng hạnh phúc đã đến rất gần nhưng sau 2 lần chuyển phôi không có kết quả chị Giang rơi vào trạng thái buồn tủi, lo lắng. Mỗi lần nhìn chiếc que thử thai hiện lên một vạch lòng chị lại quặn thắt nỗi đau, nước mắt luôn trực trào vì giấc mơ được làm mẹ vẫn chưa thể thành hiện thực.
Dù cố gắng mạnh mẽ đến mấy nhưng khát khao mong con quá lớn làm cho người phụ nữ hiếm muộn khi ấy không tránh khỏi những giây phút rơi vào tuyệt vọng. “Đã có những lúc mình luôn nghĩ không hiểu sao cuộc sống của mình lại khổ thế, nước mắt tự rơi không kìm lại được. Khi đó chồng thấy mình đau đớn quá, anh ấy bảo thôi vợ chồng mình không cần có con nữa, hai vợ chồng chỉ cần sống bình thường, đi làm có tiền rồi đi du lịch là được, không nhất thiết phải có con. Nhiều khi anh ấy cũng tuyệt vọng và nghĩ thương vợ quá vì trải qua quá nhiều lần điều trị rồi mà không được. Ròng rã gần 7 năm mà không có kết quả”, chị Giang nghẹn ngào kể lại.
Là một người phụ nữ, ai cũng khao khát được gọi hai tiếng “mẹ yêu” nên sau tất cả, chị Giang cố gạt đi những giọt nước mắt buồn tủi để bước tiếp, nhất định không từ bỏ hành trình này. “Anh cứ yên tâm, em sẽ cố gắng đến cùng, đau đến mấy em cũng chịu được, miễn là có con, em sẽ không bao giờ bỏ cuộc”, đó là những lời khẳng định mạnh mẽ của một người phụ nữ mong con tha thiết có thể vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách trên hành trình tìm con.
Khi yêu thương hóa “phép màu”
Trên hành trình tìm con gần 7 năm hiếm muộn của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang gặp không ít khó khăn về kinh tế hay định kiến từ xã hội nhưng chính sự thấu hiểu, động viên của những người thân trong gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn giúp vợ chồng chị vững tin bước tiếp đợi ngày “hái quả ngọt”.
Vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang bên con gái.
Năm 2017, tình cờ cô giáo Bùi Thị Giang biết đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Cô giáo Giang bắt đầu tìm những câu chuyện tìm con của các cặp đôi hiếm muộn hàng chục năm đã đón con yêu thành công ở đây. Chờ dịp nghỉ hè đến, cũng là dịp chồng chị vừa kết thúc chuyến đi tàu dài ngày và được về nhà nghỉ phép, hai vợ chồng bắt đầu ra bệnh viện khám.
Nhờ tinh thần thoải mái và phác đồ điều trị phù hợp, lần đó vợ chồng chị Giang tạo được 9 phôi ngày 5. Sau lần chuyển phôi tươi đầu tiên không thành công, chị Giang quyết định về nghỉ ngơi và 4 tháng sau quay lại bệnh viện để chuyển phôi trữ. Cuối năm 2017, cả gia đình chị Giang anh Thiên vỡ òa hạnh phúc khi lần đầu tiên được nghe bác sĩ thông báo chị đã chuyển phôi thành công sau 2 lần IVF, 3 lần chuyển phôi thất bại trước đó.
Ngày 10-9-2018, nàng công chúa nhỏ đầu tiên cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui vô bờ của gia đình nội ngoại hai bên. Vậy là từ nay sẽ không còn những lời gièm pha, không còn định kiến hay bất cứ áp lực tinh thần nào đè nén lên cô giáo Giang mạnh mẽ kiên cường nữa.
Tháng 12-2020, chị Giang quay lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để chuyển số phôi trữ còn lại và may mắn lại mỉm cười, hai “mầm sống” mới hình thành trong cơ thể chị. Chị Giang kể, suốt quãng thời gian 2 lần mang bầu chồng mình đều không có ở nhà nhưng hằng ngày anh luôn gọi điện về và không quên nói lời yêu thương. Cứ như vậy, quá trình thai kỳ của chị Giang diễn ra thuận lợi nhờ sự chăm sóc tận tình của mẹ chồng và anh chị em.
Ngày 19-8-2021, hai nàng công chúa Trần Cát Thiên Di và Trần Cát Thiên Ân chào đời làm cuộc sống gia đình chị Giang càng thêm có ý nghĩa.
“Nhờ sự kiên trì của hai vợ chồng, tình yêu thương và sự tài giỏi của các y, bác sĩ mà những em bé phôi nhỏ như hạt cát đã hóa thành “thiên thần” đến với gia đình mình. Mình chỉ muốn nhắn nhủ đến các gia đình đang mong con là hãy vững tâm, dù có khó khăn đến mấy, hoàn cảnh có khắc nghiệt đến mấy thì con yêu cũng sẽ đến, chỉ là con đến muộn chút thôi”, chị Giang tâm sự.
Thấu hiểu những khó khăn của những gia đình hiếm muộn, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội triển khai chương trình ưu đãi “Ươm mầm xanh, bảo hành IVF”.
Theo đó, khi bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, đăng ký tham gia chương trình và chọc hút noãn tại AF HANOI trong thời gian từ ngày 6-11-2024 đến hết ngày 30-4-2025 sẽ được hoàn lại chi phí thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm (chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi) nếu quá trình chuyển phôi không thành công.
Chương trình ra đời với mục tiêu hỗ trợ tài chính nhân văn, xây dựng niềm tin vững chắc cho các gia đình khi lựa chọn IVF tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Ngoài ra, từ ngày 6-11-2024 đến 20-1-2025, AF HANOI ưu đãi giảm 20% chi phí khám, siêu âm, x-quang tử cung vòi trứng và các xét nghiệm cận lâm sàng; tặng phiếu hỗ trợ phẫu thuật trị giá 5 triệu đồng (áp dụng cho các phẫu thuật từ 10 triệu đồng trở lên, không gồm chi phí thuốc và chi phí lưu viện).
Nguồn: Quân đội nhân dân