Bố Hà Nội mắc quai bị không có “tinh binh”, ngày vợ có bầu viết luôn đơn nghỉ việc

27/08/2020

Cưới nhau một thời gian vẫn không có con, anh Hưng đi khám thì biết mình không có tinh trùng.

Nếu như nhiều cặp vợ chồng may mắn có được tiếng cười trẻ thơ sau ngày kết hôn thì vợ chồng của chị Nguyễn Phương và anh Trần Hưng (37 tuổi) ở Hà Nội lại phải trải qua một hành trình dài gần chục năm mới thực sự được làm thiên chức cha mẹ. Sau tất cả cố gắng và ý chí vững vàng, anh chị đã được đền đáp xứng đáng bởi 2 thiên thần chào đời khỏe mạnh.

Ôm hai con trong vòng tay, dù còn chút gượng gạo nhưng anh Hưng và vợ vô cùng hạnh phúc bởi sau nhiều năm khao khát tiếng ru ầu ơ thì giờ đây họ đã được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Đưa đôi mắt nhìn lên, anh mỉm cười nói: “Cả hai vợ chồng đang từng ngày hoàn thiện mình hơn để trở thành những ông bố bà mẹ thật tốt. Dẫu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng mình tin rằng bằng tình yêu thương dành cho các con sẽ giúp cả hai làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ”.

Ông bố hai con cho biết, vợ chồng anh chị kết hôn khi cả hai đều đã bước qua tuổi 30. Sau ngày cưới những tưởng tổ ấm nhỏ sẽ sớm chào đón thêm thành viên mới. Thế nhưng nỗi niềm mơ ước vẫn chưa thực sự đến bên gia đình, anh chị sớm lâm vào cảnh chậm con.

ktb_1

Suốt khoảng thời gian chưa có con, vợ chồng anh phải đối mặt với không biết bao nhiêu áp lực, bố mẹ giục để có cháu bồng bế, những lời hỏi thăm đầy ẩn ý của hàng xóm chẳng khác nào vết dao cứa vào lòng vợ chồng trẻ. Mỗi lần như vậy anh chị lại chỉ biết gượng cười trả lời rồi lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong.

Không cho phép bản thân buông xuôi, nỗi khao khát được ru tiếng ru “ầu ơ” đã thôi thúc anh chị tìm đến một bệnh viện sản khoa. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy không phát hiện tinh trùng trong mẫu tinh dịch.

Nhắc nhớ lại thời điểm biết sức khỏe sinh sản của bản thân gặp vấn đề, anh nói: “Sau một hồi thăm khám và trò chuyện cùng bác sĩ mình được xác định không có tinh trùng trong tinh dịch do ảnh hưởng của chứng quai bị trước đó. Thú thật, khi biết bị di chứng quai bị, vợ chồng mình suy sụp hoàn toàn nhưng vẫn cố gắng động viên nhau đặt niềm tin vào y học hiện đại”.

Tại bệnh viện, anh Hưng được bác sĩ tư vấn về thủ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh để chẩn đoán có tinh trùng hay không. Với vợ chồng anh Hưng, lúc này dù chỉ còn phần một trăm ít ỏi nào đó có thể tìm được con thì họ sẽ quyết tâm theo đuổi đến cùng.

“Mọi người có tư vấn đi xin tinh trùng hay cũng có người bảo đi xin con nuôi nhưng mình không dễ chấp nhận được điều đó. Nhiều lúc hai vợ chồng ngồi nghĩ thấy cuộc sống bế tắc, buồn chán nhưng không vì thế mà cả hai dừng lại. Mình động viên vợ đặt hy vọng vào kỹ thuật chọc hút tinh trùng từ mào tinh. Tuy nhiên, lần thủ thuật đó đã không đem lại may mắn cho hai vợ chồng mình” – anh Hưng nói.

Vừa lo làm việc kiếm tiền vừa tích cực tiếp cận công nghệ thông tin, anh Hưng lên mạng tìm địa chỉ bệnh viện có kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại. Giữa năm 2019 đôi vợ chồng trẻ đến bệnh viện chuyên khoa Nam học và hiếm muốn Hà Nội.

Tại đây, sau thăm khám sàng lọc, một lần nữa anh được chẩn đoán vô sinh do vô tinh (vẫn xuất tinh bình thường nhưng không có tinh trùng trong tinh dịch). Xác định được căn nguyên dẫn đến việc chậm con, anh Hưng được bác sĩ tư vấn về kỹ thuật điều trị mới, vi phẫu tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn – Micro TESE (Microdisection Testicular Sperm Extraction).

Đem tất cả niềm tin đặt trọn vào tay nghề và tâm đức của bác sĩ, anh Hưng nhanh chóng được tiến hành vi phẫu tìm tinh trùng. Nhớ lại khoảnh khắc được bác sĩ “nhặt con giống”, bố của 2 em bé chia sẻ: “Trước khi lên bàn mổ mình lo lắng nhưng không cho phép bản thân ngừng hy vọng. Trong quá trình phẫu thuật, mình nghe rõ các bác sĩ trao đổi với nhau, dù nhiều câu từ chuyên môn mình không thể hiểu hết nhưng mình cảm nhận được tín hiệu tích cực từ ca mổ. Và rồi, lần vi phẫu đó bác sĩ đã giúp mình “nhặt” được một số lượng tinh trùng khỏe mạnh để sẵn sàng cho lần thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sắp tới”.

ktb_2

Giờ đây khi 2 bé đã gần 3 tháng tuổi

Hoàn tất hồ sơ IVF, tháng 9/2019 chị Phương được chuyển phôi từ chính trứng và tinh trùng khỏe mạnh của hai vợ chồng. Sau 14 ngày, anh chị được bác sĩ thông báo kết quả thụ tinh thành công, chỉ số Beta HCG đánh giá khả năng thụ thai cao vọt, điều đó đồng nghĩa với việc chị Phương đã có tin vui.

Cầm phiếu xét nghiệm trên tay, anh chị vỡ òa trong sung sướng khi biết đậu 2 thai. Thế nhưng, niềm hạnh phúc đó được nhân lên gấp đôi cũng khiến nỗi lo lắng trong lòng anh chị ùa về, bởi cùng lúc mang bầu 2 em bé chị sợ bản thân sẽ không đủ sức khỏe để vượt qua những tháng ngày khó khăn trong thai kỳ.

ktb_3

Hạnh phúc và niềm vui đã thay thế hoàn toàn cho những lo lắng, thất vọng gia đình chị đã trải qua.

Mang thai chị Phương bị ốm nghén nặng, người mệt mỏi không thể ăn uống được gì. Bước vào tam cá nguyệt thứ 2 mọi sinh hoạt của chị trở nên khó khăn hơn, đi lại nặng nhọc và hay có các cơn đau lưng. Vất vả là vậy nhưng chị may mắn có ông xã luôn ở bên quan tâm hết mực. Từ những ngày đầu chữa chạy hiếm muộn đến cả giây phút chị “vượt cạn” anh luôn ở bên nắm tay vợ.

Anh Hưng trải lòng: “Thương vợ bầu bí vất vả, mình đã tạo mọi điều kiện để vợ ăn uống ngủ nghỉ thật tốt, có như vậy thai nhi mới đảm bảo các chỉ số phát triển. Thậm chí, vì lo cho vợ nên khi mới biết tin có bầu mình sẵn sàng viết đơn xin nghỉ hẳn công việc đang làm để có nhiều thời gian chăm sóc”.

Mang bầu đến tuần 39 chị Phương xuất hiện cơn chuyển dạ. Không lâu sau đó, 2 em bé (một bé trai, một bé gái) cất tiếng khóc chào đời đến với thế giới. Các con lọt lòng khoẻ mạnh, phản xạ tốt và nhanh chóng được bú những giọt sữa đầu đời.

ktb_4

Từ một ông bố chậm con nhiều năm do biến chứng quai bị, anh Hưng đã được các bác sĩ “nhặt” tinh trùng và IVF thành công.

Giờ đây khi 2 bé đã gần 3 tháng tuổi, hạnh phúc và niềm vui đã thay thế hoàn toàn cho những lo lắng, thất vọng gia đình chị đã trải qua. Đứng cạnh bên vợ, nhìn anh Hưng gương mặt tươi rói, nụ cười thường trực, luôn luôn hướng mắt về phía các con có lẽ ai cũng hiểu được niềm hạnh phúc trong anh lớn đến nhường nào.

Chia sẻ thêm về ca vi phẫu, Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Hữu Việt – Trưởng khoa Ngoại, Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, theo bác sĩ đây là một trong những trường hợp điển hình của vô sinh nam do biến chứng quai bị. Đặc biệt bệnh nhân từng điều trị nhiều nơi, thậm chí đã từng chọc hút tinh trùng từ mào tinh ở một bệnh viện khác nhưng thất bại. Khi tới bệnh viện chúng tôi, bệnh nhân được tư vấn vi phẫu mô tinh hoàn và may mắn đã tìm được tinh trùng.

Bác sĩ nói: “Nhiều bệnh nhân tìm đến bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khi trước đó từng đi xét nghiệm nhiều nơi và không thấy con tinh trùng nào cả. Họ gần như đã tuyệt vọng. Nhưng khi dùng phương pháp Micro TESE vi phẫu mô tinh hoàn, chúng tôi lại tìm thấy tinh trùng và chính bệnh nhân cũng được nhìn thấy tinh trùng của mình. Có thể những tinh trùng ấy không di động nhanh nhưng cả bác sĩ và bệnh nhân đều rất hạnh phúc”.

Theo: Eva


Chia sẻ: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN