Chế độ ăn uống dinh dưỡng, sinh hoạt

03/11/2022

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

  • Ăn đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, đa dạng các loại thức ăn và vitamin, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước.
  • Bổ sung sắt, canxi bằng các loại rau lá xanh đậm, thịt nạc, hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa…
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối.
  • Bổ sung acid folic 400mcg/ngày, viên sắt, canxi.

BẢNG DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI

  • Mức tiêu thụ trung bình cho một người trong một ngày.
  • Dành cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú (giai đoạn 2016 – 2020)

 

Những dưỡng chất quan trọng khi mang thai

Dưỡng chất Tại sao cần dưỡng chất này Nguồn dinh dưỡng
Folate 600 mcg Giúp hình thành ống thần kinh, ống này sẽ trở thành tủy sống của bé. Giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống. Các loại trái cây cam quýt; rau củ có lá màu xanh lá đậm và các sản phẩm ngũ cốc tăng cường như bánh mì đen và bánh mì Tortilla, bột mì, mì ý, cơm gạo, ngũ cốc ăn liền.
Vitamin A 770mcg Hình thành lớp da khỏe mạnh và tăng cường thị lực. Cà rốt, khoai lang, rau củ màu đậm hoặc vàng.
Vitamin B Giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ thực phẩm mẹ bầu ăn hàng ngày. Thịt nạc (thịt heo, thịt bò, gia cầm) và các sản phẩm ngũ cốc tăng cường như bánh mì đen và bánh mì Tortilla.
Vitamin C 85mg Giúp làm lành vết thương, phát triển răng, xương và tăng cường quá trình trao đổi chất. Các loại rau củ, trái cây như bông cải xanh, tiêu, ớt, cải xoăn bắp cải, súp lơ, chanh, dứa, dâu tây, cam, quýt,…
Fe 27mg Mang oxi đến các tế bào mô, của não. Thiếu sắt có thể gây bệnh thiếu máu Gan, thịt đỏ (bò, cừu,…) trứng, thịt gia cầm, các loại rau xanh (cải bó xôi, bông cải xanh, lá mù tạt, trái cây sấy khô,…)
Ca 1000mg Giúp cơ thể điều hòa dịch lỏng, giúp hình thành xương và hàm răng của bé. Nếu chế độ ăn của mẹ bầu không cung cấp đủ canxi thì cơ thể sẽ sử dụng canxi từ xương của mẹ để tạo thành xương của con Các loại thực phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua); đậu nành (sữa, đậu phụ), nước cam, rau củ có lá xanh (lá cải xanh, cải lá, lá mù tạt…), một số loại cá (cá hồi, cá mòi).
Colin 450mg Giúp hình thành não và tủy sống. Trứng, thịt, bột yến mạch, rau diếp cá, đậu nành và mầm lúa mì.
I-ốt 220mcg Giúp sản sinh các hocmon tuyến giáp. Nếu mẹ bầu thiếu muối i-ốt trầm trọng, trẻ sơ sinh có thể bị chậm phát triển thần kinh, gặp các vấn đề về tăng trưởng cũng như khả năng nói và thính giác Muối i-ốt, thực phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua), tảo, nghêu, sò, cá; thịt, trứng. Để đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Theo khuyến cáo của WIC, lượng bổ sung là 150mcg.

NHỮNG THỰC PHẨM NÊN TRÁNH

Các chất kích thích như cà phê, thuốc lá và các loại đồ uống có cồn như rượu, bia…

MỤC TIÊU TĂNG CÂN KHI MANG THAI

Mức tăng được khuyến cáo dựa theo chỉ số BMI trước khi mang thai:

Chỉ số cơ thể trước mang thai (BMI) Trọng lượng nên tăng nếu mang đơn thai Trọng lượng nên tăng nếu mang đa thai
Dưới 18,5 13kg- 18kg Không có khuyến cáo cụ thể
Từ 18,5-24,9 11kg – 16kg 17kg – 20kg
Từ 24,9-29,9 7kg – 11kg 14kg – 23kg
Trên 30 5kg – 9kg 11kg – 18kg
  • Tăng cân trong 3 tháng đầu ( quý I): 1 kg.
  • Tăng cân trong 3 tháng giữa ( quý II): 3-5 kg.
  • Tăng cân trong 3 tháng cuối ( quý III): 5-8 kg.

Những điều cần lưu ý trong thai kỳ IUI – IVF.

Không nằm bất động tại giường, sinh hoạt, đi lại bình thường.

Tránh lao động, vận động mạnh.

Có thể tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi, yoga…

Không xét nghiệm β-hCG quá sớm và hạn chế xét nghiệm nhiều lần. Chỉ xét nghiệm β-hCG sau IUI và sau chuyển phôi 14 ngày (nếu chuyển phôi ngày 2-3) và sau 12 ngày (nếu chuyển phôi ngày 5). Chỉ thực hiện xét nghiệm lại β-hCG khi có chỉ định của bác sĩ.

Tuỳ vào từng phác đồ điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc nội tiết sau IUI, IVF trong 3 tháng đầu thai kỳ nhằm mục đích hỗ trợ pha hoàng thể như Progesteron: Utrogestan, Cyclogest, Crinone, Duphaston…và Estrogen: Valiera, Progynova, Oestrogel….

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng, đường dùng, ngừng thuốc hoặc dùng các loại thuốc khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Ra máu âm đạo lượng ít, màu hồng hoặc nâu, tức nặng bụng dưới hoặc siêu âm có ít dịch trong buồng tử cung…là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh nhân không cần lo lắng, tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn và khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Không nên sử dụng que thử thai vì có thể cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả.

Chú ý: Đến bệnh viện khám ngay trong những trường hợp: đau bụng nhiều, ra máu âm đạo đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc khi có bất kỳ triệu chứng bất thường khác.


ĐẶT LỊCH KHÁM