Chúc mừng ngày Quốc tế Phụ Nữ 08.03!

08/03/2019

 Bác sĩ gấp nghìn cánh hạc giấy chắp cánh ước nguyện “tìm con”

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, mỗi cánh hạc giấy là tấm lòng chân thành của tập thể y bác sĩ, CBNV gửi gắm đến cho mỗi gia đình tìm đến với bệnh viện. Mỗi con hạc thể hiện 1 hi vọng, 1 niềm tin, 1 khát khao được làm mẹ, làm cha của mỗi gia đình. Nếu có được một điều ước, tập thể CBNV Bệnh viện nguyện cho tất cả gia đình sẽ sớm đón được những thiên thần về cạnh bên.

Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03!

 

Câu chuyện của cô bé Sadako.

“Sadako Sasaki sinh ngày 7 tháng 1 năm 1943 tại Hiroshima trong thời điểm nước Nhật đang tham chiến trong cuộc chiến thế giới lần thứ 2. Ngay sau khi Sadako ra đời, cha của cô bé nhập ngũ trong quân đội Nhật Hoàng. Còn mẹ của cô bé thì ở lại trong coi gia đình và cửa hàng hớt tóc của mình. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã thả 1 trái bom nguyên tử xuống Hiroshima, quê hương của Sadako. Trong lúc này, Sadako và gia đình sống cách trung tâm của vụ nổ bom 1,7km. Sadako bị sức ép của quả bom hất văng ra khỏi nhà và chỉ bị thương nhẹ. Sức công phá của bom nguyên tử mạnh đến nỗi mọi vật trong bán kính 2 km đều bị cháy thành than.Nhiệt lượng phóng xạ và sóng xung kích đã giết chết 350.000 người ngay lập tức. 150.000 người đã hoà tan theo không khí – không để lại một vết tích nào, dù chỉ là một mảnh vải nhỏ. Sau chiến tranh thế giới, Nhật Bản thua cuộc, các cuộc khủng hoảng lương thực, hàng hoá đã diễn ra khắp mọi nơi…. Nhưng với bản tính cần cù, đoàn kết vốn có của người Nhật, gia đình Sadako bắt đầu xây dựng lại cửa hàng cắt tóc của mỉnh. Năm 1947- 2 năm sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống đã trở lại bình thường dù còn rất nhiều khó khăn. Sadako bây giờ đã là 1 cô bé khoẻ mạnh – học sinh trường tiểu học Nobori. Sadako đang theo học lớp 6, cô bé cao 1m35, nặng 27 kg. Cô bé rất nhanh nhẹn, có thể chạy 50m trong 7,5 giây. Sadako là thành viên của đội tuyển chạy tiếp sức của trường. Mơ ước của cô bé là được trở thành giáo viên dạy thể chất .

Trong khi cuộc sống của cô bé đang an lành thì năm 1954, các căn bệnh quái ác tràn vào người cô bé. Các triệu chứng xuất hiện là trên cơ thể cô bé bằt đầu nổi hạch ở cổ và tai. Các hạch và khối u cũng bắt đầu nổi đầy mặt. Không ai nghĩ rằng một căn bệnh khủng khiếp đang tấn công cô bé. Năm 1955, vào năm cô bé tròn 12 tuổi, khi đang tập luyện cho một cuộc thi lớn, Sadako cảm thấy chóng mặt và ngã xuống đường chạy. Cô được đưa vào bệnh viện. Kết quả xét nghiệm cho thấy cô bé đã mắc bệnh Leukemia (bệnh bạch cầu ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư máu, máu trắng). Căn bệnh này của Sadako do nhiễm chất phóng xạ, một di chứng của thảm hoạ bom nguyên tử gây ra. Bác sĩ kết luận rằng Sadako chỉ còn có thể sống được thêm 1 năm, và yêu cầu Sadako phải nhập viện ngay để điều trị. Ngày 21 tháng 2 năm 1955, Sadako nhập viên của hội chữ thập đỏ Hiroshima để điều trị. Bạn bè cùng lớp tới thăm cô bé khi nghe tin Sadako lâm trọng bệnh, các bạn cùng lớp và cô giáo tới thăm Sadako, và còn mang theo cả bằng tốt nghiệp tiểu học của Sadako. Một tháng sau, Sadako đăng kí theo học 1 trường trung học, nhưng không thể theo học được bao lâu vì căn bệnh ngày càng trầm trọng.

Một người bạn của Sadako kể về truyền thuyết ai gấp được 1000 con hạc giấy thì có thể thực hiện 1 điều ước. Ngày 3 tháng 8 năm 1955, Sadako nhận được món quà là 1000 con hạc giấy được mọi người ở Nagoya tặng cho cô bé với lời chúc may mắn. Nhưng Sadako vẫn muốn tự mình xếp 1000 con hạc giấy và cô bắt đầu công việc xếp 1000 con hạc giấy với ước mong mình có thể quay trở lại đường chạy – vốn là niềm đam mê của cô. Sau chiến tranh nền kinh tế Nhật đang lâm vào cảnh sa sút, gặp rất nhiều khó khăn. Giấy là 1 thứ xa xỉ phẩm rất đắt tiền nên Sadako phải dùng giấy trên chai thuốc, vỏ hộp thuốc hay bất cứ tờ giấy nào cô bé tìm thấy được để gấp hạc. Gấp hết giấy từ hộp thuốc của mình, cô bé tìm sang những phòng bên cạnh để xin những vỏ hộp thuốc đã sử dụng… Mặc cho những nỗi đau của thể xác đang dày vò mình, Sadako vẫn kiên trì tiếp tục công việc gấp hạc của mình. Do thiếu giấy nên những con hạc mà cô bé gấp đều mỏng manh và nhỏ xíu như sinh mệnh mong manh của cô bé.

Mặc cho cha mẹ can ngăn vì lo cho sức khoẻ của Sadako, cô bé vẫn kiên trì giữ ý định tiếp tục xếp hạc giấy với 1 niềm hy vọng vô bờ bến là sẽ có 1 ngày nào đó mình được lành bệnh. Những chú hạc nhỏ bé mong manh, được xâu thành những chuỗi nhỏ treo bên cạnh giường của cô bé. Lúc này bệnh tình của cô bé ngày càng trầm trọng, cô bé yếu đến mức không thể đi lại được nữa. Mặc cho mọi người khuyên can , cô bé vẫn tiếp tục gấp hạc. Những con hạc tượng trưng cho niềm hi vọng vô bờ bến cho 1 cô bé 12 tuổi. Số hạc giấy mà Sadako gấp được dừng lại ở con số 644. Nhưng lúc này truyền thuyết về 1000 con hạc giấy bây giờ thực sự không còn ý nghĩa gì nữa. Mỗi con hạc giờ đây thể hiện 1 nghị lực, 1 ý chí khát khao được sống, 1 niềm tin vào 1 ngày gần đây mình sẽ dược lành bệnh, 1 niềm hi vọng vô bờ bến của 1 cô bé 12 tuổi.
Ngày 25 tháng 10 năm 1955, các bác sĩ đã báo cáo tình trạng của Sadako đã quá nghiêm trọng. Mẹ Sadako hỏi cô bé: “Con có muốn ăn gì không?”. Sadako nói với mẹ mình là cô bé muốn ăn cháo. Mẹ của Sadako vừa bón cho cô 1 thìa cháo, thì cô bé thều thào: “ngon lắm!”. Khi vừa dứt câu nói cuối cùng cũng là lúc cô bè phải giã từ tất cả mọi người, gia đình. Bên cạnh những người thân yêu nhất, Sadako đã ra đi sau 8 tháng nằm viện.

Sau khi Sadako mất đi, người dân Nhật đã quyết định xây dựng 1 tượng đài trẻ em vì hoà bình thế giới để tưởng niệm Sadako và những trẻ em đã chết vì bom nguyên tử. Ngày 5 thàng 5 năm 1058, sau gần 3 năm khởi công xây dựng, tượng đài trẻ em vì Hoà Bình nằm trong công viên Hoà Bình của Hiroshima đã được khánh thành vào đi vào hoạt động.Tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako đứng trên quả bom nguyên tử, tay giơ cao con hạc giấy biểu tượng của Hoà Bình, Khát Vọng Sống, Nghị lực và Hi Vọng.”


Chia sẻ: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐẶT LỊCH KHÁM