Giải mã nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi
05/12/2024
Tuổi của cha mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ sinh con mắc dị tật cao hơn. Nguyên nhân do chất lượng trứng và tinh trùng suy giảm, dễ xảy ra lỗi phân chia nhiễm sắc thể và đột biến gen, gây ra các hội chứng như Down, Edwards, Patau, loạn sản sụn xương, tự kỷ,…
Nghiên cứu chỉ ra, trẻ sinh ra từ cha trên 40 tuổi có nguy cơ mắc tự kỷ, rối loạn thần kinh hoặc chỉ số IQ thấp cao hơn gấp 6 lần so với cha dưới 30 tuổi. Trong khi người mẹ tuổi cao trên 40, có nguy cơ sinh con mắc Hội chứng Down tăng 10-12 lần so với mẹ trẻ dưới 30 tuổi.
Yếu tố di truyền từ cha mẹ
Nếu cha hoặc mẹ mang gen bệnh di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc dị tật bẩm sinh, nguy cơ di truyền bất thường cho thai nhi tăng cao. Những tình trạng này bao gồm:
Các bệnh di truyền như tan máu bẩm sinh (Thalassemia), máu khó đông (Hemophilia), hoặc các bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Turner, Klinefelter,…
Tiền sử sảy thai, thai lưu, hoặc dị dạng bẩm sinh ở gia đình có thể là dấu hiệu cha mẹ mang bất thường di truyền nhưng không biểu hiện.
Bệnh lý truyền nhiễm ở mẹ bầu
Bệnh truyền nhiễm như viêm gan siêu vi, Rubella, cúm,… làm ảnh hưởng đến chất lượng phôi thai, tăng nguy cơ dị tật. Mẹ bầu cần tiêm phòng và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh trước và trong thai kỳ.
Tiếp xúc với chất độc hại và kích thích
Mẹ bầu tiếp xúc với các chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá, hóa chất công nghiệp, hoặc tia phóng xạ có nguy cơ:
Gây ra các dị tật bẩm sinh về tim, não, hoặc hệ thần kinh.
Tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc sinh non.
Tâm lý và sức khỏe tinh thần của mẹ bầu
Tâm trạng căng thẳng, lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi:
Stress trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sứt môi, hở hàm ếch, hoặc các bất thường về thần kinh.
Hormone cortisol tăng cao khi mẹ bầu căng thẳng có thể làm gián đoạn sự phát triển của tế bào phôi thai.
Sử dụng thuốc không đúng cách
Tự ý dùng thuốc hoặc điều trị bệnh không theo chỉ định bác sĩ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Một số thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc chứa estrogen,… cần được tránh tuyệt đối.
Các yếu tố khác
Chụp X-quang trong thai kỳ: Tia X có thể gây dị tật nghiêm trọng, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Mẹ bầu cần thông báo tình trạng thai kỳ khi được yêu cầu chụp X-quang.
Thói quen không lành mạnh: Sử dụng các sản phẩm hóa chất như nhuộm tóc, sơn móng, hoặc nước hoa chứa hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thời gian: 14:30 – 16:30, ngày 28/12/2024 Địa chỉ: Hội trường tầng 5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, 431 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội Với mục đích chia sẻ những thông tin hữu...
Vô sinh đang trở thành một vấn đề toàn cầu, với tỷ lệ ngày càng tăng ở cả nam và nữ giới. Đặc biệt ở nam giới, vấn đề này không thể bỏ qua. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế...
Ngày 8/12/2024, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội vinh dự tham gia Hội thảo khoa học thường niên HASAM 2024. Sự kiện do Hội Hỗ trợ sinh sản Hà Nội tổ chức với chủ đề: “Cập...
Xét nghiệm di truyền đóng vai trò quan trọng trong điều trị hỗ trợ sinh sản vì giúp các cặp vợ chồng xác định và giải quyết sớm các bất thường di truyền, tăng khả năng sinh con khỏe...
Ngày 07 tháng 12 năm 2024, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF HANOI) phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh – Truyền hình Quân đội tổ chức Gala “Hạt mầm khát vọng” lần thứ...
Chào đón 15 năm thành lập – cột mốc đáng nhớ trên hành trình đồng hành cùng sức khỏe và hạnh phúc của hàng ngàn gia đình. AF HANOI gửi đến Quý khách hàng một sự kiện tri ân cực...
Gala “Hạt mầm khát vọng” 2024 – Một chương trình nghệ thuật đặc biệt mang đến những câu chuyện đầy xúc động, những khát khao cháy bỏng của những người lính – khát khao về...
Hiện nay, có thể phát hiện tới 90% trường hợp mắc hội chứng Down khi thai nhi còn trong bụng mẹ thông qua các phương pháp sàng lọc tiên tiến. Việc tầm soát hội chứng này đòi hỏi sự...