431 Tam Trinh (Lô 07 – 3A Cụm CN Hoàng Mai), P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam.     02436343636     contact@afhanoi.com

BỆNH VIỆN ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ TRONG HỖ TRỢ SINH SẢN RTAC

Hỏi đáp

Vợ chồng quan hệ tần suất như thế nào là phù hợp?
TRẢ LỜI:
Tần suất quan hệ của các cặp vợ chồng tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi tác, lối sống, thói quen sinh hoạt, sức khỏe của mỗi đối tượng… Hoạt động tình dục là một nhu cầu cơ bản của con người, là yếu tố góp phần duy trì và hâm nóng tình […]
Tần suất quan hệ của các cặp vợ chồng tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi tác, lối sống, thói quen sinh hoạt, sức khỏe của mỗi đối tượng…

Hoạt động tình dục là một nhu cầu cơ bản của con người, là yếu tố góp phần duy trì và hâm nóng tình cảm vợ chồng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự không thỏa mãn về nhu cầu tình dục có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hôn nhân và gia đình, thậm chí có thể dẫn đến li hôn. Việc quan hệ với tần suất như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe vừa đủ để hâm nóng tình cảm là mối quan tâm của nhiều cặp vợ chồng.

Thực ra, hiện nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào về số lần quan hệ bao nhiều/tuần là phù hợp cho các cặp vợ chồng. Tần suất quan hệ của các cặp vợ chồng còn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi tác, lối sống, thói quen sinh hoạt, sức khỏe của mỗi đối tượng và chất lượng của mối quan hệ. Tuy nhiên, các cặp đôi có thể tham khảo một số gợi ý về tần suất quan hệ theo lứa tuổi sau đây:

– Độ tuổi 20-30: có thể quan hệ từ 3-4 lần/tuần.

– Độ tuổi 30-40: có thể quan hệ từ 2-3 lần/tuần.

– Độ tuổi 40-50: có thể quan hệ từ 1-2 lần/tuần

– Trên 50 tuổi: nên quan hệ 1 lần/tuần, nhiều cặp vợ chồng ở độ tuổi này cũng không còn nhu cầu quan hệ.

Tùy theo từng nhu cầu cụ thể mà các cặp vợ chồng có thể lựa chọn tần suất quan hệ phù hợp tuy nhiên các cặp đôi cũng cần chú ý điều tiết lại tần suất quan hệ khi có thấy những biểu hiện bất thường như sức khỏe giảm sút, mệt mỏi, rối loạn chức năng sinh lí…

Chị gái tôi vừa được chẩn đoán suy buồng trứng sớm. Tôi lo lắng mình cũng có thể bị nhưng không biết dấu hiệu của suy buồng trứng sớm là gì. Và có cách nào có thể giúp tôi phòng ngừa bệnh này không? Mong các bác sĩ giải đáp cho tôi”.
TRẢ LỜI:
Giải đáp: Chào bạn! Suy buồng trứng sớm thường có biểu hiện tương tự như khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh với các dấu hiệu điển hình là: – Rối loạn kinh nguyệt: Kinh ít dần, kinh thưa không đều thậm chí mất kinh. – Giảm ham muốn tình dục, khô rát âm […]

Giải đáp:

Chào bạn!

Suy buồng trứng sớm thường có biểu hiện tương tự như khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh với các dấu hiệu điển hình là:

– Rối loạn kinh nguyệt: Kinh ít dần, kinh thưa không đều thậm chí mất kinh.

– Giảm ham muốn tình dục, khô rát âm đạo.

– Rối loạn vận mạch: Bốc hoả, nóng bừng mặt, hay đổ mồ hôi trộm.

– Ngoài ra còn có biểu hiện rối loạn tiết niệu, loãng xương, khó tập trung, dễ kích động…

Tuy nhiên, có những trường hợp suy buồng trứng đến rất từ từ, không có triệu chứng gì, bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi thăm khám vì hiếm muộn.

Để phòng ngừa suy buồng trứng sớm, phụ nữ nên:

– Thăm khám phụ khoa, sức khỏe sinh sản ngay khi có các dấu hiệu bất thường hoặc định kỳ 6 tháng/lần để có thể sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.

– Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục, sử dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Khi có các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa cần can thiệp điều trị triệt để, tránh tái đi tái lại.

– Hạn chế, phòng tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, phóng xạ.

– Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, cocain, các chất gây nghiện…

– Có chế độ sinh hoạt và làm việc cân đối khoa học, hạn chế tối đa các căng thẳng, áp lực quá mức đặc biệt là tránh các stress tâm lý kéo dài.

– Tập thể dục đều đặn, giữ trọng lượng cơ thể cân đối.

– Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, cân đối và đa dạng. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi… vì đây là những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể đồng thời nên uống nhiều nước.

– Không lạm dụng các loại thuốc nội tiết không rõ nguồn gốc hoặc không theo chỉ định của bác sĩ.

Các trường hợp phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh sản có bệnh lý ở buồng trứng cần phẫu thuật hoặc chuẩn bị điều trị ung thư nên tham khảo sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa Hỗ trợ sinh sản trước khi tiến hành điều trị.

Khi bạn nhận thấy bản thân mình có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên đây thì nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và được các bác sĩ tư vấn cách can thiệp kịp thời bạn nhé!

BSCKI Hồ Văn Thắng – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

Phụ nữ sau khi chọc hút trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm cần ăn uống thế nào để phục hồi tốt nhất?
TRẢ LỜI:
Thủ thuật chọc hút trứng diễn ra trong khoảng 30 phút. Hầu hết mọi người đều có thể về nhà trong vòng hai giờ sau khi chọc hút trứng nếu sức khỏe đã ổn định. Hiện tôi đang trong quá trình thực hiện TTTON (thụ tinh trong ống nghiệm), sắp đến ngày chọc trứng, tôi […]

Thủ thuật chọc hút trứng diễn ra trong khoảng 30 phút. Hầu hết mọi người đều có thể về nhà trong vòng hai giờ sau khi chọc hút trứng nếu sức khỏe đã ổn định.
Hiện tôi đang trong quá trình thực hiện TTTON (thụ tinh trong ống nghiệm), sắp đến ngày chọc trứng, tôi rất lo lắng và muốn được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng sau khi thực hiện chọc trứng và những điều cần chuẩn bị để cơ thể phục hồi tốt nhất?

Phạm Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội)

Trả lời:

Chọc hút trứng (noãn) là một công đoạn quan trọng quyết định thành công của việc Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Khi nang noãn đủ điều kiện, bác sĩ sẽ dùng kim hút đưa noãn ra ngoài để thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nhân tạo. Quy trình chọc hút trứng trong IVF không đau, không nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người phụ nữ như mọi người thường nghĩ. Khi bạn làm hồ sơ IVF, các bác sĩ sẽ khám và đánh giá các điều kiện sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn khi gây mê và chọc hút trứng cho bạn.

Thủ thuật chọc hút trứng diễn ra trong khoảng 30 phút. Hầu hết mọi người đều có thể về nhà trong vòng hai giờ sau khi chọc hút trứng nếu sức khỏe đã ổn định. Những ngày sau đó, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau chọc hút trứng của bạn cũng cần phải được đảm bảo, sẵn sàng cho quá trình mang thai sau khi chuyển phôi.

Bác sĩ Đào Văn Kiên – Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám cho bệnh nhân

Dưới đây là những lưu ý về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho phụ nữ sau chọc hút trứng:

Sinh hoạt nhẹ nhàng tại nhà, tâm lý thoải mái

Quá trình phục hồi sau khi chọc hút trứng thường diễn ra khá nhanh. Một số bệnh nhân có thể còn cảm giác nặng nề bụng dưới nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm đi. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể trở lại những thói quen sinh hoạt bình thường sau khi rời bệnh viện về nhà.

Tốt nhất là nên nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày đầu tiên. Những ngày sau đó, bạn có thể làm những việc nội trợ đơn giản trong gia đình hay các công việc nhẹ nhàng. Trong đó, quan trọng nhất là phải đảm bảo sự thoải mái tối đa, hạn chế những việc gắng sức hay có thể gây căng thẳng cho sức khỏe của mình.

Uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những cách tốt nhất để chống lại các vấn đề căng thẳng và mệt mỏi. Một người trưởng thành được khuyên uống đủ ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Số lượng này có thể tăng lên nếu thời tiết nắng nóng hay khi bạn có những hoạt động khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi. Điều này cũng hoàn toàn đúng ở những phụ nữ sau khi chọc hút trứng.

Ngoài nước, bạn có thể uống các loại đồ uống pha chế tự nhiên khác chứa nhiều chất điện giải như nước trái cây, nước ép rau củ, sinh tố, trà thảo dược… hoặc các loại thức ăn lỏng như nước canh, súp…

Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng

Nhìn chung, phụ nữ sau khi chọc hút trứng không cần yêu cầu một chế độ dinh dưỡng quá đặc biệt. Bạn chỉ cần một thực đơn cân đối các nhóm thức ăn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết hằng ngày theo thể trạng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có thể trạng thiếu cân, gầy gò, đây chính là cơ hội tốt nhất để tăng cường năng lượng, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho quá trình mang thai sau khi chuyển phôi.

Bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản cũng như đa dạng ngũ cốc… giúp bạn dự trữ được nhiều năng lượng để nuôi dưỡng bào thai. Bạn nên đảm bảo bữa ăn của mình đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết!

Chăm sóc giảm đau tốt

Cảm giác đầy hơi, đau nhức và các khó chịu nói chung là những điều rất thường gặp sau thời gian chọc trứng. Bạn cũng có thể giảm đau tại nhà với các loại thuốc giảm đau thông thường. Hơn thế nữa, bạn cũng cần tránh các hoạt động tình dục xâm nhập trong hoặc xung quanh âm đạo những ngày này để cảm giác đau đớn có thể thuyên giảm hoàn toàn.

Xây dựng một lối sống lành mạnh

Sau chọc hút trứng bạn nên ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa để giữ một sức khỏe và tinh thần tốt, bạn nên có thời gian biểu trong ngày rõ ràng, cân đối giữa lao động, sinh hoạt và nghỉ dưỡng theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đặc biệt, bạn cần ngủ đủ giấc và ăn đúng giờ, tránh thức quá khuya, dậy muộn hay bỏ bữa ăn.

Bạn nên yêu cầu trợ giúp khi cần làm những việc nặng nhọc, tránh độ cao và té ngã bởi việc nâng vác vật nặng hay tập thể dục quá mạnh có thể gây sang chấn thêm trên buồng trứng và có thể khiến bạn bị đau, chảy máu. Bên cạnh đó, bạn cần bỏ thói quen hay tránh tiếp xúc khói thuốc lá, hạn chế rượu bia, cà phê cũng như các loại chất kích thích khác.

Ngoài ra, nếu có điều kiện và đam mê, hãy tập cho mình những thói quen, sở thích tốt như đọc sách, chơi một môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội và cả thiền định… Đồng thời, tránh lo âu, phiền muộn mà hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Đây cũng là nguồn năng lượng tích cực giúp cho những ngày mang thai sắp tới thêm vẹn tròn. Trong trường hợp bạn có bất kỳ điều gì bất thường hay có thắc mắc cần tư vấn, đừng ngại trao đổi trực tiếp với bác sĩ đang chăm sóc hỗ trợ sinh sản cho bạn để được giải đáp và xóa tan mọi lo lắng, căng thẳng.

Tóm lại, đa số phụ nữ đều phục hồi nhanh chóng sau khi chọc hút trứng dù một số ít có thể còn cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, mọi việc sẽ nhanh chóng ổn định nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau chọc hút trứng hợp lý như bên trên. Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thì tinh thần thoải mái cũng là một trong những yếu tố cần ưu tiên hàng đầu để bạn sẵn sàng cho thai làm tổ cho lần chuyển phôi sắp tới nhằm đạt được hiệu quả khi hỗ trợ sinh sản ở mức cao nhất.

Bác sĩ Đào Văn Kiên – Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Dính buồng tử cung có thể thụ tinh trong ống nghiệm?
TRẢ LỜI:
Tôi đang chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì phát hiện bị dính buồng tử cung. Xin hỏi bác sĩ tình trạng này có nguy hiểm? Tôi có thực hiện được IVF tiếp không? Tôi từng phải nạo hút thai do không có tim thai, đây có phải là nguyên nhân khiến buồng […]

Tôi đang chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì phát hiện bị dính buồng tử cung. Xin hỏi bác sĩ tình trạng này có nguy hiểm? Tôi có thực hiện được IVF tiếp không?

Tôi từng phải nạo hút thai do không có tim thai, đây có phải là nguyên nhân khiến buồng tử cung bị dính. Sau phẫu thuật bao lâu thì tôi có thể thực hiện IVF và có cách nào để hạn chế tình trạng dính trở lại? Dính buồng tử cung có ảnh hưởng đến sức khỏe cả hai mẹ con sau này không? (Thoa, 28 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Dính buồng tử cung là tổn thương thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này xảy ra khi niêm mạc buồng tử cung bị mất đi khiến lớp dưới niêm mạc ở hai bên thành tử cung lộ ra, tạo nên các dải dính, ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Dính buồng tử cung là biến chứng hay gặp sau khi nạo, hút thai; thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật can thiệp vào buồng tử cung hoặc do lao sinh dục… Khi bị dính, diện tích buồng tử cung hẹp lại, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai. Có khoảng 1,5-3% bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh, hiếm muộn là do nguyên nhân này.

Tùy theo mức độ dính, bác sĩ sẽ thực hiện nong buồng tử cung tách dính hoặc phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt dính. Tuy nhiên, khả năng tái dính sau can thiệp vẫn khá cao, khoảng 48-70%.

Trường hợp của bạn, nên tới bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín về sản phụ khoa cũng như vô sinh hiếm muộn sớm để được chẩn đoán và kịp thời điều trị. Khoảng hai chu kỳ sau khi thực hiện tách dính buồng tử cung và bơm gel chống dính kết hợp liệu pháp hormone, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá lại tình trạng sức khỏe sinh sản của bạn. Nếu đủ điều kiện, bạn có thể tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

Chúc bạn gặp nhiều may mắn và sớm đón con yêu!

Sau mắc COVID-19 bao lâu mới nên có thai?
TRẢ LỜI:
Nếu không có các triệu chứng kéo dài như mất ngủ, ho… thì có thể chờ khoảng 4 đến 8 tuần sau khi có kết quả âm tính với COVID-19 để mang thai. Tháng 1-2022 tôi bị mắc COVID-19 và đã điều trị khỏi, nay hai vợ chồng muốn sinh con nhưng lại rất sợ […]

Nếu không có các triệu chứng kéo dài như mất ngủ, ho… thì có thể chờ khoảng 4 đến 8 tuần sau khi có kết quả âm tính với COVID-19 để mang thai.

Tháng 1-2022 tôi bị mắc COVID-19 và đã điều trị khỏi, nay hai vợ chồng muốn sinh con nhưng lại rất sợ sức khoẻ chưa đảm bảo để mang thai. Bác sĩ cho hỏi, bao lâu sau khi mắc COVID-19 mới nên có thai? (Thanh Tâm, 28 tuổi, Hà Đông, Hà Nội).

Trả lời:

Virus SARS-CoV-2 là một loại virus gây bệnh lí đường hô hấp với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

Người mắc virus có thể chỉ đau đầu, sổ mũi, ho, khàn tiếng, sốt nhẹ… nhưng cũng có nhiều người có các biểu hiện nặng nề hơn như: mất vị giác, mất khứu giác, mất ngủ, rối loạn đông máu, khó thở, thậm chí tiến triển trở thành viêm phổi có thể gây suy hô hấp, suy đa phủ tạng.
Trên thực tế đã có nhiều bệnh nhân tử vong vì virus này. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể gây dị tật thai.

Vì vậy, việc người mắc virus SARS-CoV-2 sau bao lâu có thể mang thai phụ thuộc rất lớn vào thể trạng người đó sau mắc COVID-19. Khi mang thai 9 tháng, người phụ nữ có thể trải qua nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe nên cơ thể cần được chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai.

Khoảng thời gian chuẩn bị này là bao lâu sẽ tùy thuộc vào kết quả thăm khám đánh giá sức khỏe hậu COVID-19 của người phụ nữ. Nếu không có biểu hiện nặng và các triệu chứng kéo dài như mất ngủ, ho… thì người bệnh có thể chờ khoảng 4 đến 8 tuần sau khi có kết quả âm tính với COVID-19 để mang thai.

Nếu các triệu chứng khi mắc COVID-19 nặng hoặc vẫn còn kéo dài thì nên người phụ nữ đợi khi sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới nên mang thai.

Bác sĩ Phan Thị Bích Thuận – chuyên khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

(Nguồn: plo.vn)

Hai vợ chồng cùng là F0 có nên quan hệ tình dục?
TRẢ LỜI:
Nếu cùng là F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng thì có thể quan hệ tình dục theo nhu cầu một cách nhẹ nhàng, tần suất ít để tránh gây quá sức. Hai vợ chồng tôi nhiễm virus SARS-CoV-2 cùng một thời điểm, các triệu chứng cũng không quá nặng nên tự cách ly, điều […]
Nếu cùng là F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng thì có thể quan hệ tình dục theo nhu cầu một cách nhẹ nhàng, tần suất ít để tránh gây quá sức.

Hai vợ chồng tôi nhiễm virus SARS-CoV-2 cùng một thời điểm, các triệu chứng cũng không quá nặng nên tự cách ly, điều trị tại nhà. Tôi muốn hỏi chúng tôi có nên quan hệ tình dục không? (Đức Huy, Hà Nội)

Trả lời:

Virus SARS-CoV-2 là một loại virus gây bệnh không chỉ ở đường hô hấp mà có thể trên nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau với các mức độ có thể nhẹ hoặc nặng. Đường lây của virus là qua tiếp xúc trực tiếp với virus có trong giọt bắn của người mang virus hoặc bề mặt có virus.

Ví dụ, người bệnh ho hắt hơi khi không mang khẩu trang hoặc không có kính chắn giọt bắn hoặc người lành tiếp xúc trực tiếp với bề mặt có virus rồi đưa tay lên mắt mũi miệng của mình.

Do đó nếu trong hai vợ chồng, một người F0, một người chưa là F0 thì không nên quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm. Còn nếu hai người cùng là F0 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng thì có thể quan hệ tình dục theo nhu cầu một cách nhẹ nhàng, tần suất ít để tránh gây quá sức.

Tuy nhiên trong trường hợp một trong hai người có bệnh nền về phổi như lao, hen… hoặc bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim…hay có các triệu chứng cấp tính nặng như sốt, khó thở, mệt mỏi nhiều thì không nên quan hệ vì có thể gây trở nặng tình trạng bệnh lý đó và rơi vào nguy kịch.

Như vậy, tùy vào tình trạng bệnh, tình hình sức khỏe của cả hai mà hai vợ chồng có thể quan hệ nhưng phải luôn đảm bảo yếu tố sức khỏe, tránh gắng sức, mệt mỏi.

Bác sĩ Phan Thị Bích Thuận chuyên khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

BỆNH VIỆN NAM HỌC VÀ HIẾM MUỘN HÀ NỘI
ANDROLOGY AND HOSPITAL OF HANOI

431 Tam Trinh (Lô 07 – 3A Cụm CN Hoàng Mai), P. Hoàng Văn Thụ, Q. Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam.    
02436343636     contact@afhanoi.com