(LĐXH) – Trải qua 3 năm, Chương trình hỗ trợ chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.đã hiện thực hoá ước mơ làm cha làm mẹ, đem những mùa xuân đầu tiên đến với các cặp vợ chồng hiếm muộn trên khắp cả nước.
Xuân Nhâm Dần 2022 là mùa xuân đầu tiên của rất nhiều gia đình hiếm muộn đã nhận được hỗ trợ 100% chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm trong khuôn khổ chương trình Tuần Lễ Vàng 2020 – chương trình thường niên nhằm hỗ trợ chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Đó là mùa xuân của yêu thương đã được đền đáp sau quãng thời gian dài mong ngóng và chờ đợi.
Tết này, ngôi nhà sàn ở cuối bản vùng cao Nà Hỳ 2, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) của vợ chồng anh Thùng Văn Hạnh (sinh năm 1990, người dân tộc Thái) và chị Lò Thị Thêu (sinh năm 1995, người dân tộc Kháng) lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười con trẻ và niềm hạnh phúc khi được làm cha làm mẹ. Kết hôn năm 2013 khi cả hai đang ở độ tuổi 18 – 20, anh Hạnh và chị Thêu tưởng rằng sẽ sớm có con bồng con bế như bao cặp vợ chồng khác nhưng “Đi khám Tây Y thì bác sĩ bảo hai vợ chồng bình thường nên mình cũng tìm đến các thầy lang để bốc thuốc, cứ ai chỉ đâu là tìm đến dù cuộc sống cũng chẳng dư dả. Hai vợ chồng làm nông, ngoài ngày mùa ai thuê gì thì làm nấy, thu nhập không ổn định, cứ được ít nào thì lại đổ vào các thang thuốc để mong sớm có con. Vợ chồng mình uống nhiều lắm, thuốc Nam thuốc Bắc đủ cả nhưng cũng chẳng thấy gì.” – Chị Thêu nghẹn ngào chia sẻ về quãng thời gian vất vả đi tìm con.
Năm 2020, sau 7 – 8 năm hiếm muộn tình cờ biết đến chương trình Hỗ trợ thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chị Thêu bàn với chồng, vay mượn anh em họ hàng để xuống Hà Nội thăm khám và nộp hồ sơ tham gia chương trình. Rất may mắn, anh chị được lựa chọn là 1 trong 10 gia đình được nhận gói hỗ trợ ý nghĩa này. Trải qua quá trình kích trứng, chọc trứng, tạo phôi và chuyển phôi, chị Thêu may mắn đã đậu thai ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên. Ngày 14/06/2021, gia đình anh Hạnh chị Thêu vui mừng chào đón 2 bé gái Bắp – Bông (tên gọi ở nhà) tại bệnh viện tỉnh Điện Biên. Mùa Xuân này, gia đình sẽ đón một cái Tết vui nhất, hạnh phúc nhất sau 7 năm nên duyên vợ chồng. Ngôi nhà sàn nhỏ sẽ được trang trí với những cành đào rừng, cả nhà quây quần gói bánh chưng, làm khẩu xén (món ăn đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc) và chuẩn bị một số món ăn của dân tộc Thái, dân tộc Kháng để mời khách đến chơi nhà.
Cũng như gia đình anh Hạnh chị Thêu, năm nay gia đình chị Đàm Thị Hồng Kim (sinh năm 1991) và anh Trần Văn Thiện (sinh năm 1990) ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cũng có một cái Tết rất khác.Kết hôn từ năm 2015 nhưng mãi đến nay, cặp vợ chồng xứ Nghệ mới được đón một cái Tết trọn vẹn, được nghe tiếng con thơ sau 6 năm mong chờ. Để chạm tới đích đến hạnh phúc ấy, vợ chồng anh chị đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả như bao gia đình hiếm muộn khác.
6 tháng sau khi về chung nhà, dù không kế hoạch nhưng mãi chẳng thấy tin vui, gia đình chị Kim đã tới thăm khám tại Bệnh viện tỉnh và được biết anh Thiện tinh trùng yếu nên khó có con. Về nhà, hễ ai mách chỗ nào có thuốc hay, thầy giỏi, hai vợ chồng lại cất công tới cắt thuốc. Biết bao thang thuốc Nam, thuốc Bắc anh chị đã uống mà không hiệu quả. Chẳng nản lòng, hai vợ chồng quyết định thực hiện Thụ tinh nhân tạo – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười.
Tưởng chừng như hành trình tìm con phải gác lại vì kinh tế khó khăn, thu nhập của hai vợ chồng chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng/tháng thì gia đình chị Kim may mắn trở thành 1 trong 10 gia đình nhận được hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong chương trình Tuần Lễ Vàng 2020.
Tháng 7/2020, anh chị bắt đầu quá trình thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm. Trong suốt thời gian điều trị, hai vợ chồng luôn động viên nhau cố gắng, vượt qua mọi khó khăn để sớm đón con yêu. 3 tháng sau, chị Kim đã được nhìn thấy que thử thai hiện lên 2 vạch, vậy là may mắn đã mỉm cười với gia đình anh chị sau nhiều năm chờ đợi. Ngày 11/06/2021, bé Trần Anh Nhật Minh – kết quả của lần chuyển phôi đầu tiên đã cất tiếng khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình. Mùa xuân này, bé Tít (tên ở nhà của bé Nhật Minh) đã được 8 tháng tuổi, con đang chập chững những bước chân đầu tiên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và ông bà nội ngoại. Nhân dịp Tết sum vầy, anh chị đã chuẩn bị một chú lợn đất để tích luỹ cho con, mong con hay ăn chóng lớn, luôn là mùa xuân của bố mẹ.
Trao đổi với phóng viên, Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền – Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: “Gia đình anh Hạnh – chị Thêu và gia đình anh Thiện – chị Kim là 2 trong số 10 gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn nhận được gói hỗ trợ miễn phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm năm 2020 của Bệnh viện. Đến nay, đã có 8 gia đình đón bé thành công, 1 gia đình đang chuẩn bị sinh và 2 gia đình đang chờ chuyển phôi trong thời gian tới. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho sự kiên trì, bền bỉ, không từ bỏ hy vọng của các vợ chồng trong hành trình tìm kiếm con yêu của mình.”
Với mong muốn được đồng hành và sẻ chia gánh nặng cùng các cặp vợ chồng trên hành trình ý nghĩa này, bắt đầu từ năm 2019, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội triển khai chương trình Miễn phí 100% chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trải qua 3 năm, chương trình đã hiện thực hoá ước mơ làm cha làm mẹ, đem những mùa xuân đầu tiên đến với các cặp vợ chồng hiếm muộn trên khắp cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Không có đội ngũ doanh nhân giỏi, đất nước không thể thịnh vượng.” trong cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt...
“Trùng trùng quân đi như sóng Lớp lớp đoàn quân tiến về … Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần Như mùa xuân xuống cành đường nghe gió về Hà Nội bừng tiến quân ca”....
Hội chứng Patau là một rối loạn di truyền bẩm sinh hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể tử vong ngay sau khi sinh. Hội chứng Patau (hay Trisomy...
Ngày 5/10/2024 vừa qua, Trung tâm Y học Giới tính Hà Nội (CSM HANOI) – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tự hào đồng hành cùng sự kiện VietPride Vĩnh Phúc 2024: “Now – Bây giờ”...
Mãn kinh nghe có vẻ đáng sợ, nhưng sự thật là giai đoạn tiền mãn kinh mới là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với phụ nữ. Trong thời kỳ này, những thay đổi về hormone gây ra hàng...
Xét nghiệm trước chuyển phôi cho bệnh lý đơn gen (PGT-M) giúp xác định những bất thường về mặt di truyền của phôi. Trên cơ sở đó giúp chọn được phôi tốt, tăng tỷ lệ mang thai...
Ngày Dược sĩ Thế giới được ấn định vào ngày 25/9 trong cuộc họp của Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 với mục đích khuyến khích, thúc đẩy...
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ vô sinh cao trên thế giới, trong đó 50% số ca mắc nằm ở độ tuổi dưới 30. Tỉ lệ vô sinh do nam giới chiếm khoảng 40%. Ngoài yếu tố di...