17/01/2019
Ban đầu, chỗ phình vùng bẹn của anh T. tự xẹp xuống khi nằm hoặc lấy tay đẩy nên anh T. không nghĩ đó là bệnh.
Vùng kín bất thường nhưng vẫn chủ quan
Cách đây 3 năm, anh A.T (53 tuổi) bắt đầu nhận thấy có các triệu chứng khác lạ ở vùng kín. Ban đầu, chỗ phình vùng bẹn tự xẹp xuống, khi nằm hoặc lấy tay đẩy nên anh không nghĩ là bệnh. Khối phồng này cũng thường xuất hiện to hơn khi anh rặn đi đại tiện hay sau khi vận động mạnh. Không thấy đau đớn gì nhiều, lại vẫn ăn ngủ bình thường, anh T. tặc lưỡi bỏ qua không đi thăm khám.
Thế nhưng, càng lâu ngày, tình trạng càng bất thường. Cho đến khi anh cảm thấy đau tức thường xuyên, bụng chướng to, ăn vào là nôn kèm theo không đại tiện được mới hốt hoảng đi khám. Lúc này, bác sĩ thông báo anh bị thoát vị bẹn và đã nghẹt.
Càng để lâu ngày, vùng kín của anh T. càng bất thường, ảnh hưởng đến khả năng tình dục
Một trường hợp khác của gia đình chị M.H ở Tân Mai, Hà Nội, ngay từ khi sinh con, chị nhận thấy phần vùng kín của con hơi nhỉnh hơn các trẻ khác. Chị tâm sự với người lớn trong nhà, với chồng đều bị gạt đi vì “trẻ con nào chẳng vậy, lớn rồi là trông nó lại cân xứng với người hết”. Nhìn con vẫn khỏe mạnh, tăng cân bình thường, chị lại bỏ qua và không suy nghĩ gì nhiều. Thế nhưng, càng lớn, tình trạng của bé càng bất thường.
Thời gian đầu, bé nhà chị chỉ xuất hiện khối sa bìu nhỏ. Khối phồng này thường xuất hiện to hơn khi bé ho, khóc, rặn khi đi đại tiện hay sau khi cố vận động mạnh. Chính vì điều này, nên gia đình chủ quan không cho bé thăm khám sớm. Tuy nhiên, đến gần 2 tuổi, các khối thoát vị phát triển lớn lên. Đến khi bé cảm thấy đau tức thường xuyên, chướng bụng, nôn trớ, không đại tiện được, gia đình mới hốt hoảng đưa con đi cấp cứu. Bé bị nghẹt thoát vị bẹn và cần phải mổ gấp.
Thoát vị bẹn có thể gây vô sinh
Cả đàn ông và phụ nữ có thể mắc thoát vị bẹn ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thoát vị bẹn có khả năng phát triển ở nam cao gấp 10 mười lần so với nữ.
Ths.Bs Đinh Hữu Việt (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết thời gian phát hiện bệnh có thể là ngay sau sinh nhất là ở trẻ sinh non tháng hoặc có thể sau sinh vài tháng do sau một đợt trẻ ho nhiều hoặc rặn nhiều. Thoát vị bẹn không phải là một bệnh cấp cứu, tuy nhiên nếu sau một tuổi không thấy tự khỏi cần cho trẻ đi khám.
Một loại nữa là thoát vị bẹn trực tiếp thường chỉ xảy ra ở nam giới trưởng thành vì quá trình lão hóa làm suy yếu các cơ bụng xung quanh ống bẹn. Ở nữ hiếm khi hình thành loại thoát vị bẹn này vì dây chằng của tử cung có tác dụng như một tấm màng bổ sung phía sau lớp cơ của thành bụng dưới.
Chia sẻ về một số biểu hiện, Ths.Bs Đinh Hữu Việt (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, trong thời gian đầu bị thoát vị, người bệnh chỉ thấy giác thấy tưng tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên có thể không gây đau và tình trạng này thường không diễn ra liên tục.
Khi bệnh nhân hạn chế vận động và nằm nghỉ thì khối bìu giảm xuống, tình trạng đau nhức cũng không còn. Điều này khiến nhiều người chủ quan dẫn đến tình trạng bệnh diễn tiến nặng, gây ra nhiều biến chứng về sau này. Về sau, các tạng tụt xuống càng lúc càng rõ làm căng phồng, đau nhiều. Đặc biệt, toàn bộ bụng có thể đau quặn từng cơn, nhìn có thể thấy các quai ruột nổi lên, kèm theo có buồn nôn hoặc nôn, bụng càng ngày càng trướng.
Thoát vị bẹn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và chỉ mất khoảng 30 – 45 phút phẫu thuật đơn giản. Ngày nay phẫu thuật gia cố vùng bẹn bằng lưới sinh học nội soi khá an toàn và ít đau, bệnh nhân có thể xuất viện sớm sau vài ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh cảm thấy không nguy hiểm, trì hoãn việc điều trị dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau này.
Ths.Bs Đinh Hữu Việt chia sẻ, túi thoát vị bẹn ở người lớn không có khả năng tự lành mà có khuynh hướng ngày càng to ra và dễ dẫn đến biến chứng như kẹt hoặc nghẹt gây hoại tử ruột, hoại tử các tạng, có thể thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, đây cũng là một trong các yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, nghẹt ống dẫn tinh gây vô sinh.
Theo 24h