
- Sàng lọc trước sinh đầu thai kỳ (Tuần 11 – 13)
- Đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện những bất thường di truyền sớm nhất. Các phương pháp sàng lọc phổ biến bao gồm:
- Siêu âm: Đánh giá cấu trúc của thai nhi, đặc biệt đo độ mờ da gáy để phát hiện nguy cơ dị tật tim hoặc hội chứng di truyền.
- Xét nghiệm máu (Double test, NIPT): Xác định các dị tật bẩm sinh với độ chính xác cao (có thể lên đến trên 99%).
- Đánh giá nguy cơ nhiễm nhóm virus, vi khuẩn nguy hiểm thời kỳ đầu thai kỳ như CMV, Toxoplasma, …
- Sàng lọc trước sinh giai đoạn giữa thai kỳ (Tuần 16 – 18)
- Đây là thời điểm lý tưởng để phát hiện các dị tật về hình thái và cấu trúc cơ quan của thai nhi. Các phương pháp bao gồm:
- Siêu âm: Đánh giá cấu trúc các cơ quan bộ phận quan trọng của thai nhi như não, tim, thận,…
- Triple test: Phân tích máu giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh, với độ chính xác lên đến 90%.
- Sàng lọc trước sinh giai đoạn cuối thai kỳ (Tuần 22 – 26)
- Giai đoạn này tập trung vào việc kiểm tra vi khuẩn và virus ở âm đạo, giúp đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra an toàn, thuận lợi. Đây là bước cuối cùng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trước khi sinh.
Sàng lọc trước sinh là một bước quan trọng trong hành trình chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Việc thăm khám và sàng lọc tại các thời điểm vàng không chỉ giúp phát hiện sớm các bất thường, mà còn tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh, giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.