08/03/2016
Tinh hoàn ẩn là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu và còn dừng lại trên đường di chuyển của thời kỳ phôi thai. Chứng tinh hoàn ẩn có các tổn thương tại chính các cấu trúc tinh hoàn và là 1 trong nhiều nguyên nhân dẫn tới Vô sinh – Hiếm muộn.
Tinh hoàn ẩn là gì?
Tinh hoàn ẩn thường gặp ở các lứa tuổi: sơ sinh 3-5%, 3 tuổi 0,8%, đến 18 tuổi chỉ còn 0,25-0,1%. Khoảng 1/3 số người bệnh có tinh hoàn ẩn cả hai bên, còn lại thường gặp ở bên phải. Chứng tinh hoàn ẩn có các tổn thương tại chính các cấu trúc tinh hoàn như: đường kính của ống sinh tinh giảm, số lượng tế bào sinh tinh giảm và chậm trưởng thành, sơ hóa quanh ống và tổ chức mô.
Hình minh họa: Internet
Các biến chứng của tinh hoàn ẩn
– Vô sinh: Nếu không được điều trị sớm, liên quan đến việc có mổ hay không mổ. Tỷ lệ không có tinh trùng 20-25% nếu tinh hoàn ẩn một bên, 60-80% nếu tinh hoàn ẩn cả 2 bên. Nguyên nhân dẫn đến vô sinh là do bị tổn thương các cấu trúc như đã nói ở trên.
– Loạn sản: Nguy cơ ung thư hóa ở tinh hoàn ẩn cao hơn rất nhiều so với tinh hoàn bình thường, do đó việc hạ tinh hoàn nhằm đưa nó trở về bình thường có tác dụng làm giảm nguy cơ này.
Ngoài ra, tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến các biến chứng như xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn.
Điều trị tinh hoàn ẩn
Đa số các tác giả cho rằng sau 1 năm tinh hoàn ẩn không có khả năng di chuyển tự nhiên xuống bìu nữa nên việc điều trị phải được quan tâm đặt ra trước 2 tuổi. Có 2 phương pháp chính:
Sự phục hồi của tinh hoàn sau mổ cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể đánh giá sơ bộ sự phát triển của tinh hoàn sau 2 năm mổ. Kết quả thực sự còn phải chờ đợi thêm 20-30 năm sau, nếu xét nghiệm tinh trùng có đủ về số lượng và chất lượng thì coi như hữu hiệu.