Hỏi đáp

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Như chúng ta đã biết: Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, có quan hệ tình dục thường xuyên trung bình 2-3 lần/ tuần và không dùng biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không có thai. Nếu vợ chồng bạn ở trường hợp này hoặc tuổi không còn trẻ hoặc muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản sớm thì nên đi khám sớm sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình điều trị sau này. Một trong những nguyên tắc thăm dò chẩn đoán và điều trị vô sinh đó là sự cần thiết gặp đầy đủ cả vợ và chồng để hỏi bệnh sử, khám và xét nghiệm song song. Dù một nguyên nhân đã được thấy rõ ràng vẫn cần phải khám và làm đầy đủ các xét nghiệm khác vì hầu hết các trường hợp hiếm muộn đều có thể có nhiều hơn một nguyên nhân. Nguyên nhân vô sinh có thể do vợ (khoảng 40%), do chồng (khoảng 40%), do cả hai (10%) hoặc không rõ nguyên nhân (10%). Vì vậy việc khám chẩn đoán và điều trị hiếm muộn cần sự hợp tác và cố gắng của hai vợ chồng.
Đối với người vợ: Có 2 thời điểm đi khám:
1. Sạch kinh từ 2 – 5 ngày (tức từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh): Người vợ sẽ được cho làm các xét nghiệm cơ bản, khám phụ khoa, chụp tử cung vòi trứng ,…
2. Đang có kinh ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh: Người vợ được đánh giá dự trữ buồng trứng thông qua xét nghiệm Nội tiết tố sinh dục, siêu âm đếm nang thứ cấp, AMH.
Đối với người chồng:
Kiêng xuất tinh từ 3 – 7 ngày để kiểm tra tinh dịch đồ, đây là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể xét nghiệm cơ bản, kiểm tra Nội tiết tố sinh dục. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn vợ chồng bạn làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân và định hướng điều trị cho vợ chồng bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Trân trọng

Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hàng năm thực hiện hàng nghìn chu kỳ IUI. Người làm IUI không phải chờ đợi.
Khi làm IUI thông thường phải đổi mẫu tinh dịch. Mẫu có sẵn được trữ lạnh và chọn từ những người hiến cao hơn 160cm; ưa nhìn; có trình độ tối thiểu là sinh viên các trường Đại học và đảm bảo qui định về xét nghiệm sàng lọc bệnh lý và di truyền.

Thông thường mọi cơ sở làm IUI không chỉ trong nước mà cả trên thế giới đều phải đổi mẫu. Đổi mẫu có nghĩa là: Người làm IUI phải đưa người cho Mẫu tinh dịch đến xét nghiệm – Ngoài xét nghiệm tinh dịch người cho mẫu phải làm đủ xét nghiệm theo qui định của Bộ Y tế – Nghị định 12 của Chính Phủ về sinh con theo phương pháp khoa học.
Để giải quyết được vấn đề “Đổi mẫu” phần lớn các cặp Vợ- Chồng không vượt qua được hàng rào “Tâm lý”, tính tự ti- của người đàn ông không làm được việc mà phần lớn người đàn ông khác làm nhẹ nhàng (90%).

Không được- vì mục đích của thắt ống dẫn trứng triệt sản để trứng và tinh trùng không gặp nhau. Người phụ nữ này muốn có thai phải phẫu thuật nối thông lại ống dẫn trứng- ở bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hoặc làm IVF.

Âm đạo thông thường không mở, trừ khi dùng tay tách ra, nhưng sau 48h đi bơi thì tốt hơn.

Lọc rửa tinh trùng còn gọi là chuẩn bị tinh trùng; là kỹ thuật phòng xét nghiệm chuẩn bị mẫu tinh trùng từ tinh dịch, tạo tinh trùng bơi từ không bơi,hoặc bơi kém dùng để hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF).
Kỹ thuật rửa tinh trùng để mẫu tinh dịch gần như bình thường sau xuất tinh và li giải hoàn toàn. Qui trình lọc rửa tinh trùng được lập lại tối đa 2-3 lần. Lần rửa cuối cùng hút bỏ ở trên để lại 0.5cc làm IUI. Hoặc chuẩn bị tinh trùng theo kỹ thuật “Sperm Rise” hoặc “Swim-up” hay kỹ thuật Gradient.